Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có phải là người chỉ huy chữa cháy hay không?
- Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có phải là người chỉ huy chữa cháy hay không?
- Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao cần thực hiện các công việc gì khi đã khắc phục được cháy nổ?
- Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có thể yêu cầu kiểm tra đột xuất chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy của cơ quan đơn vị không?
Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có phải là người chỉ huy chữa cháy hay không?
Căn cứ Điều 15 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về người chỉ huy chữa cháy như sau:
Người chỉ huy chữa cháy
1. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
2. Trong trường hợp xảy ra cháy mà lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao (đối với đơn vị có trụ sở riêng) là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở của cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.
3. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến nơi xảy ra cháy thì người đang chỉ huy chữa cháy có trách nhiệm báo cáo sơ bộ tình hình cháy và các biện pháp đã triển khai; bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, trong trường hợp xảy ra cháy mà lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao (đối với đơn vị có trụ sở riêng) là người chỉ huy chữa cháy.
Nếu Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao vắng mặt thì Đội trưởng Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở của cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy chữa cháy.
Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có phải là người chỉ huy chữa cháy hay không? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao cần thực hiện các công việc gì khi đã khắc phục được cháy nổ?
Căn cứ Điều 16 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 thì sau khi đã khắc phục được tình huống cháy nổ, Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao) thực hiện các nhiệm vụ:
(1) Tiếp tục tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn (nếu có).
(2) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy.
(3) Các nhiệm vụ tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên có thể được kết hợp thực hiện đồng thời trong quá trình chữa cháy.
(4) Phối hợp với các cơ quan liên quan lập biên bản hiện trường vụ cháy. Sau khi có biên bản giám định hiện trường và sự đồng ý của cơ quan điều tra, nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do cháy gây ra và khẩn trương phục hồi lại hoạt động.
(5) Xác định sơ bộ các thiệt hại về người và tài sản.
(6) Tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với cá nhân, bộ phận có liên quan và đưa ra giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố cháy tại cơ quan, đơn vị.
(7) Báo cáo nhanh và Báo cáo đầy đủ về sự cố cháy đến các cấp theo quy định.
Trưởng Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có thể yêu cầu kiểm tra đột xuất chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy của cơ quan đơn vị không?
Căn cứ Điều 12 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 53/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định về chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy như sau:
Chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy
1. Chế độ tự kiểm tra
Hàng ngày, nhân viên bảo vệ cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn điện, nguồn nhiệt tại các tòa nhà làm việc để kịp thời phát hiện khắc phục các tồn tại, nguy cơ mất an toàn, sự cố nếu có.
2. Chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất
a) Hàng Quý (03 tháng), Ban Chỉ huy và Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kiểm tra công tác bảo đảm về an toàn về phòng cháy chữa cháy trong cơ quan 01 lần; 06 tháng 01 lần phối hợp với cơ quan Công an tổ chức kiểm tra toàn diện về phòng cháy chữa cháy đối với cơ quan, đơn vị.
b) Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ huy.
c) Biên bản kiểm tra công tác an toàn về phòng cháy chữa cháy được lập theo mẫu do Bộ Công an quy định.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết thì Trưởng Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy cơ quan Tòa án nhân dân tối cao có thể kiểm tra đột xuất chế độ kiểm tra công tác bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy của cơ quan đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?