Trung tâm VNCERT là gì? Trung tâm VNCERT có nghĩa vụ phải tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hay không?
Trung tâm VNCERT là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định về mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia thì:
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - Trung tâm VNCERT là Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia hay Cơ quan điều phối), có trách nhiệm:
+ Thực hiện chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố trên toàn quốc; có quyền huy động, điều phối các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố và các tổ chức, đơn vị liên quan phối hợp ngăn chặn, xử lý, khắc phục sự cố tại Việt Nam; có quyền quyết định hình thức điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố và chịu trách nhiệm về các lệnh/yêu cầu điều phối;
+ Chủ trì xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới; tổ chức và điều hành hoạt động của mạng lưới; tổng hợp và chia sẻ thông tin, cảnh báo sự cố trong mạng lưới; đề xuất và tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp, tài trợ của các thành viên và các tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động của mạng lưới; là đầu mối quốc gia hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong công tác ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Ban điều hành mạng lưới do lãnh đạo Cơ quan điều phối làm trưởng ban, thành viên là đại diện lãnh đạo một số thành viên mạng lưới để điều hành, phối hợp và tổ chức các hoạt động cho mạng lưới.
Trung tâm VNCERT là gì? (Hình từ Internet)
Trung tâm VNCERT có nghĩa vụ phải tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định về mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia như sau:
Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
Thành viên có nghĩa vụ phải tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (sau đây gọi tắt là mạng lưới ứng cứu sự cố) gồm:
a) Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, an toàn thông tin hoặc công nghệ thống tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt nam (VNCERT), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Bưu điện Trung ương;
c) Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Công an: Cục An ninh mạng; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
d) Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Quốc phòng: Cục Công nghệ thông tin; Ban Cơ yếu Chính phủ;
đ) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông, Internet (ISP); các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, cho thuê không gian lưu trữ thông tin số; đơn vị quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia; đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin của các tổ chức ngân hàng, tài chính, kho bạc, thuế, hải quan;
e) Các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành các hệ thống thông tin quan trọng, các hệ thống điều khiển công nghiệp (SCADA) thuộc các lĩnh vực: Năng lượng, công nghiệp, y tế, tài nguyên và môi trường, giáo dục và đào tạo, dân cư và đô thị.
...
Như vậy, Trung tâm VNCERT - Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam có nghĩa vụ phải tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (mạng lưới ứng cứu sự cố).
Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia như sau:
Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia
1. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
2. Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Tổ chức thực hiện theo phân cấp;
b) Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ;
c) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.
...
Như vậy, ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
+ Tổ chức thực hiện theo phân cấp;
+ Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ;
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?