Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước trực thuộc đơn vị nào? Trung tâm có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước trực thuộc đơn vị nào?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước trực thuộc đơn vị nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 3971/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
1.Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước, có chức năng thẩm định kỹ thuật, kiểm định chất lượng các chương trình, công trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tài nguyên nước; kiểm định máy móc, thiết bị về quan trắc, giám sát tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Quản lý tài nguyên nước.
Trung tâm thẩm định và kiểm định tài nguyên nước (Hình từ Internet)
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có quyền tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có quyền tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không, thì theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 3971/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Cục trưởng) kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động của Trung tâm; thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Thẩm định về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ đối với:
a) Việc đáp ứng yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước và sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước của các dự án xây dựng hồ chứa, chuyển nước lưu vực sông.
b) Kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước; biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông liên tỉnh; dòng chảy tối thiểu, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; ngưỡng giới hạn khai thác của các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, khu vực bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất;
c) Nội dung liên quan về phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong quy hoạch vùng, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với quy hoạch thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các bộ, cơ quan ngang bộ lập và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước;
d) Hồ sơ, số liệu, tài liệu, bản vẽ, mô hình toán học, mô hình vật lý, cơ sở dữ liệu, sản phẩm, báo cáo quy hoạch, điều tra cơ bản, kiểm kê tài nguyên nước và các chương trình, công trình, đề án, dự án, nhiệm vụ khác trong lĩnh vực tài nguyên nước.
3. Kiểm định chất lượng sản phẩm các nhiệm vụ, đề án, dự án trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Kiểm định máy móc, thiết bị về quan trắc, giám sát của các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng nước trong hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, sản phẩm tái sử dụng, tuần hoàn nước thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi về vay vốn, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra khối lượng, chất lượng sản phẩm, kết quả hoàn thành các nhiệm vụ, đề án, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương.
6. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm trong lĩnh vực tài nguyên nước, những nội dung về thẩm định, kiểm định tài nguyên nước theo phân công của Cục trưởng.
7. Thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước được giao, đặt hàng, đấu thầu hoặc theo phân công của Cục trưởng, các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước được quyền tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm trong lĩnh vực tài nguyên nước, những nội dung về thẩm định, kiểm định tài nguyên nước theo phân công của Cục trưởng.
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 4 Quyết định 3971/QĐ-BTNMT năm 2022 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Hành chính - Tổng hợp.
2. Phòng Thẩm định tài nguyên nước.
3. Phòng Kiểm định tài nguyên nước.
4. Phòng Kỹ thuật tài nguyên nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Thẩm định và Kiểm định tài nguyên nước có cơ cấu tổ chức như sau:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Phòng Thẩm định tài nguyên nước.
- Phòng Kiểm định tài nguyên nước.
- Phòng Kỹ thuật tài nguyên nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?