Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia là gì?

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia có chức năng gì? Tổ chức bộ máy của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia là gì? - Câu hỏi của anh Phan Thuận đến từ Ninh Bình

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia có chức năng gì?

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia (Hình từ Internet)

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 94/QĐ-BTTTT năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

Vị trí và chức năng
Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Báo chí, thực hiện chức năng lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử (báo điện tử và tạp chí điện tử); số hóa báo in (báo in và tạp chí in) đã thực hiện lưu chiểu theo quy định; hỗ trợ hoạt động báo chí để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục Báo chí.
Tên giao dịch quốc tế: National Data Archive Center for Digital Communications.
Tên viết tắt: NDACDC.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia (Tên giao dịch quốc tế là National Data Archive Center for Digital Communications. Tên viết tắt là NDACDC). Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia thực hiện các chức năng sau:

+ Lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử (báo điện tử và tạp chí điện tử);

+ Số hóa báo in (báo in và tạp chí in) đã thực hiện lưu chiểu theo quy định;

+ Hỗ trợ hoạt động báo chí để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục Báo chí.

Tổ chức bộ máy của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 94/QĐ-BTTTT năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Báo chí và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật - Lưu chiểu điện tử;
- Phòng Hỗ trợ hoạt động báo chí và dịch vụ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng thuộc Trung tâm do Giám đốc quyết định.
3. Số lượng người làm việc của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm trình Cục trưởng Cục Báo chí quyết định trong tổng số người làm việc được Bộ trưởng giao.

Như vậy, tổ chức bộ máy của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia bao gồm:

- Phòng Hành chính - Tổng hợp;

- Phòng Kỹ thuật - Lưu chiểu điện tử;

- Phòng Hỗ trợ hoạt động báo chí và dịch vụ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 94/QĐ-BTTTT năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:

(1) Xây dựng, trình Cục trưởng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trung tâm; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

(2) Xây dựng, vận hành và quản lý các ứng dụng CNTT thuộc hệ thống lưu chiểu điện tử phục vụ công tác quản lý báo điện tử theo quy định.

Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan báo điện tử để thực hiện kết nối và truy xuất các sản phẩm báo điện tử thông qua hệ thống lưu chiểu điện tử; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng giải pháp bảo đảm chất lượng kỹ thuật, an toàn thông tin cho hệ thống lưu chiểu điện tử.

(3) Tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ lưu chiểu báo chí quốc gia đối với loại hình báo điện tử:

- Tiếp nhận, phân loại, bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng nội dung sản phẩm báo điện tử thông qua hệ thống lưu chiểu điện tử; sử dụng sản phẩm báo điện tử theo quy định của pháp luật.

- Thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá, kiểm tra, phân loại, giám sát, cảnh báo nội dung thông tin trên báo điện tử, dữ liệu lưu chiểu điện tử; đo lường, đánh giá việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo điện tử và hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí theo sự phân công của Cục trưởng.

(4) Theo dõi, nhận xét, dự báo, cảnh báo xu hướng nội dung thông tin trên báo điện tử theo chuyên đề, sự kiện, diễn biến truyền thông số trên không gian mạng.

(5) Cung cấp dịch vụ phân tích nội dung, số liệu người truy cập báo điện tử; đánh giá xếp hạng báo điện tử.

(6) Thực hiện đo kiểm, thử nghiệm về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với loại hình báo điện tử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về báo in và báo điện tử.

(7) Phân tích, đánh giá mối quan hệ, tác động nội dung thông tin trên báo điện tử.

(8) Tổ chức thực hiện số hóa báo in đã thực hiện lưu chiểu: bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng nội dung sản phẩm báo in đã được số hóa; tổ chức phân loại nội dung để phục vụ công tác quản lý nhà nước về báo chí; hỗ trợ việc kiểm tra nội dung trên báo in theo sự phân công của Cục trưởng.

(9) Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các chương trình tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, truyền thông cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo của các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí theo nhu cầu.

(10) Tổ chức thực hiện các dịch vụ tư vấn, cung cấp giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với loại hình báo điện tử; tư vấn lập dự án đầu tư cho các cơ quan báo in, báo điện tử và các tổ chức khác liên quan đến lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.

(11) Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ hoạt động báo chí: tư vấn hoạt động báo chí, tư vấn truyền thông, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, liên hoan, hội thi, dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực báo chí trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.

(12) Tham gia đấu thầu, thực hiện cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.

(13) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí theo sự phân công của Cục trưởng, quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định có liên quan của pháp luật.

(14) Được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực truyền thông để thực hiện các dự án thông tin truyền thông theo quy định của pháp luật. Được nhận và sử dụng các khoản tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

(15) Quản lý về tổ chức bộ máy, viên chức và người lao động, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Cục trưởng.

(16) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia
Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động đã có tiêu chí và điểm xếp hạng mới nhất 2024
Pháp luật
Thẩm quyền thanh lý xe ô tô trong đơn vị sự nghiệp công lập là của ai? Hồ sơ đề nghị thanh lý gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất có phải được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đúng không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 11 2024 hướng dẫn xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ LĐTB và XH áp dụng từ ngày 15 12 2024?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần hàng quý không?
Pháp luật
Giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào và chi phí hợp lý cho việc thuê tài sản công gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Số lượng cấp phó đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thuê máy siêu âm để phục vụ hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho các mua sắm mang tính chất hoạt động thường xuyên của đơn vị như hóa chất, vật tư, y tế quy định thế nào?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được phân loại như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,609 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào