Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân không?
- Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân không?
- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực do ai quyết định bổ nhiệm?
- Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thông tin và truyền thông?
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực ban hành kèm theo Quyết định 1244/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định về vị trí pháp lý của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực như sau:
Vị trí pháp lý
Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực do ai quyết định bổ nhiệm?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực ban hành kèm theo Quyết định 1244/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định về nhân sự của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực như sau:
Nhân sự
1. Lãnh đạo Trung tâm
Ban Giám đốc Trung tâm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc Trung tâm
Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Các Phó Giám đốc
Mỗi Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, thống nhất với Giám đốc về những vấn đề quan trọng, phức tạp trước khi quyết định. Mỗi Phó Giám đốc được giao phụ trách một đến hai đơn vị thuộc Trung tâm để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách. Phó Giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm.
...
Như vậy, theo quy định thì Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thông tin và truyền thông?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực ban hành kèm theo Quyết định 1244/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
b) Cung ứng nhân lực
- Cung cấp thông tin về năng lực và chất lượng của cơ sở đào tạo, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xu thế phát triển ngành nghề, nhu cầu sử dụng nhân lực của các đơn vị tuyển dụng, giúp các cơ sở đào tạo, sinh viên có thêm căn cứ điều chỉnh định hướng, mục tiêu và nội dung hoạt động.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các sự kiện tuyển dụng - việc làm, sàn giao dịch nhân lực, thực hiện các hợp đồng cung ứng chuyên gia, nhân lực trình độ cao cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thực hiện giới thiệu lưu học sinh tốt nghiệp về nước (diện chưa có cơ quan trước khi du học) tham gia tuyển dụng, hỗ trợ lưu học sinh tìm kiếm việc làm.
- Tổ chức thực hiện các hợp đồng về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho những đơn vị, cá nhân có nhu cầu; tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, tư vấn học đường, hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
c) Công tác thông tin và truyền thông
- Xây dựng Cổng thông tin điện tử về thông tin cung - cầu nguồn nhân lực và việc làm sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Xây dựng cơ sở dữ liệu theo các tiêu chí quốc gia và hội nhập quốc tế, đảm bảo kết nối với hệ thống thông tin chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực trong công tác thông tin và truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng nhân lực và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.
Như vậy, theo quy định, trong công tác thông tin và truyền thông, Trung tâm có những nhiệm vụ sau:
(1) Xây dựng Cổng thông tin điện tử về thông tin cung - cầu nguồn nhân lực và việc làm sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.
Xây dựng cơ sở dữ liệu theo các tiêu chí quốc gia và hội nhập quốc tế, đảm bảo kết nối với hệ thống thông tin chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Phối hợp với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực trong công tác thông tin và truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng nhân lực và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?