Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có những chức năng gì?
- Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có những chức năng gì?
- Lãnh đạo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những ai?
- Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có quyền thẩm tra hồ sơ và cấp chứng thư số cho các tổ chức nào?
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có những chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định vị trí và chức năng của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật; là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority).
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Anh: National Electronic Authentication Centre.
Tên viết tắt: NEAC.
Như vậy, theo quy định, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có các chức năng sau đây:
(1) Quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
(2) Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority).
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có những chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các đơn vị chức năng:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Hạ tầng và phát triển dịch vụ.
- Phòng Nghiên cứu, Kiểm thử.
- Phòng Thẩm tra và Chính sách.
- Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.
...
Như vậy, theo quy định, lãnh đạo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gồm có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có quyền thẩm tra hồ sơ và cấp chứng thư số cho các tổ chức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để phát triển và đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, ứng dụng phục vụ giao dịch điện tử/chữ ký số và xác thực điện tử;
b) Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng thư số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử;
c) Vận hành và duy trì hệ thống kỹ thuật để quản lý hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, chữ ký số chuyên dùng, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, danh sách chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam và trong giao dịch quốc tế, thông tin về các thuê bao được cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy, dịch vụ chứng thực chữ ký số;
d) Xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống xác thực điện tử, hệ thống quản lý dịch vụ cấp dấu thời gian và các hệ thống kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
...
Như vậy, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có quyền thẩm tra hồ sơ và cấp chứng thư số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?