Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng hay không?
Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được miễn thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Theo đó, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.
Như vậy, trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không phải đóng thuế giá trị gia tăng cho dịch vụ này anh nha.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe (Hình từ Internet)
Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có phải kê khai tính nộp thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Ai xây dựng và vận hành Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 1579/QĐ-TTg 2020 như sau:
Tổ chức thực hiện
...
1. Bộ Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực, phương tiện để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo theo quy định;
c) Nghiên cứu, xây dựng, vận hành Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bố trí các dự án về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào trong các chương trình, dự án đầu tư công trung hạn, hằng năm của Bộ Y tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định;
d) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai Chương trình.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan trung ương trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, bố trí các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình; các dự án đầu tư công về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Bộ Y tế và địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
...
Theo đó, Bộ Y tế nghiên cứu, xây dựng, vận hành Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi. Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
Bố trí các dự án về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào trong các chương trình, dự án đầu tư công trung hạn, hằng năm của Bộ Y tế gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ theo quy định.
Như vậy, Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền xây dựng, vận hành Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?