Trụ sở của Kiểm toán nhà nước khu vực III được đặt ở đâu? Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước khu vực III là gì?
Trụ sở của Kiểm toán nhà nước khu vực III được đặt ở đâu?
Trụ sở của Kiểm toán nhà nước khu vực III được đặt ở đâu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 1352/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về kiểm toán nhà nước khu vực III như sau:
Vị trí và chức năng
1. Kiểm toán nhà nước khu vực III là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn khu vực theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước, cụ thể gồm các đối tượng sau:
a) Các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức của địa phương trên địa bàn khu vực có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;
c) Các công trình, dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân các cấp hoặc do các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp làm chủ đầu tư trên địa bàn khu vực;
d) Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ do các cấp có thẩm quyền của chính quyền địa phương thành lập thuộc địa bàn khu vực;
đ) Kiểm toán một số đối tượng khác theo chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán nhà nước khu vực III có trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp trong ngân sách chung của Kiểm toán nhà nước.
Căn cứ trên quy định, Kiểm toán nhà nước khu vực III có trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng;
Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp trong ngân sách chung của Kiểm toán nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước khu vực III là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 1352/QĐ-KTNN năm 2020 quy định kiểm toán nhà nước khu vực III có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Theo dõi, cập nhật thông tin về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các địa phương trên địa bàn khu vực phục vụ cho công tác kiểm toán.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội và cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn kiểm toán của đơn vị không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước.
5. Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm ra, soát xét về chất lượng.
6. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do đơn vị chủ trì kiểm toán.
7. Tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
8. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước.
9. Tham gia với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
...
Kiểm toán nhà nước khu vực III được tổ chức như thế nào theo quy định?
Theo Điều 3 Quyết định 1352/QĐ-KTNN năm 2020 quy định tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước khu vực III gồm có:
+ Văn phòng;
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
+ Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
+ Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
+ Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
Thành phần Kiểm toán nhà nước khu vực III gồm có:
+ Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng,
+ Chánh Văn phòng, Trưởng phòng,
+ Các Phó Chánh Văn phòng, các Phó trưởng phòng,
+ Các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước khu vực III được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
- Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực III quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước khu vực III do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực III.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?