Trụ sở chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đặt tại đâu? Chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ai?
Trụ sở chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đặt tại đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tên, địa chỉ, trụ sở chính
1. Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM.
2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Railways, viết tắt là VNR.
4. Trụ sở chính: 118 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-24) 39425972; Fax: (84-24) 39422866
E-mail: vanphong@dsvn.com.vn
Website: http://www.vr.com.vn
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trụ sở chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đặt tại 118 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-24) 39425972; Fax: (84-24) 39422866
E-mail: vanphong@dsvn.com.vn
Website: http://www.vr.com.vn.
Trụ sở chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đặt tại đâu? Chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ai? (hình từ Internet)
Chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ai?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải được phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải được phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có chức năng gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP quy định chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như sau:
Mục tiêu, chức năng hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1. Mục tiêu:
a) Góp phần phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường;
b) Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao.
2. Chức năng hoạt động:
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; phối hợp, định hướng các hoạt động các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; quản lý khai thác có hiệu quả quỹ nhà, quỹ đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê; tổ chức cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.
3. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính: Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia; kinh doanh phương tiện vận tải máy móc, thiết bị thực hiện việc bảo trì, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước, liên vận quốc tế và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải;
...
Như vậy, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Đồng thời, phối hợp, định hướng các hoạt động các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có chức năng quản lý khai thác có hiệu quả quỹ nhà, quỹ đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê; tổ chức cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?