Trong vụ án dân sự, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được xem xét lại phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị có đúng không?
Thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo cụ thể như sau:
(1) Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
- Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
(2) Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
(3) Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Tòa án cấp phúc thẩm trong vụ án dân sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?
Tại Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
(1) Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
- Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
(2) Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
(3) Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
(4) Thời hạn quy định tại Điều này không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được xem xét lại phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo có đúng không?
Theo Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:
"Điều 293. Phạm vi xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị."
Như vậy, theo quy định nêu trên, Tòa án phúc thẩm không chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị mà còn có thể xem xét những phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm là gì?
Căn cứ theo Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm, theo đó Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sau đây:
(1) Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
(2) Sửa bản án sơ thẩm;
(3) Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
(4) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
(5) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
(6) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.
Như vậy, đối với bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền giữ nguyên bản án, sửa bản án, hủy bản án hoặc hủy một phần bản án sơ thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?