Trong việc quản lý chướng ngại vật hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam thực hiện những trách nhiệm nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề quản lý chướng ngại vật hàng không. Cho tôi hỏi trong việc quản lý chướng ngại vật hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam thực hiện những trách nhiệm nào? Câu hỏi của anh Thanh Nhã ở Cần Thơ.

Việc quản lý chướng ngại vật hàng không được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 92 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về quản lý chướng ngại vật như sau:

Quản lý chướng ngại vật
1. Quản lý chướng ngại vật là việc thống kê, đánh dấu, công bố, quản lý, cấp phép sử dụng khoảng không và xử lý các chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng công bố công khai các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không trong khu vực sân bay có hoạt động hàng không dân dụng; khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn chướng ngại vật của khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; thống kê, đánh dấu và công bố danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
3. Tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý, sử dụng nhà cao tầng, trang bị, thiết bị kỹ thuật, đường dây tải điện, thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện và các công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay phải gắn các dấu hiệu, thiết bị nhận biết theo quy định của Luật này và chịu chi phí.
4. Không được xây dựng trường bắn làm mất an toàn hàng không và bố trí hướng bắn của trường bắn cắt đường hàng không.
5. Khi cấp phép xây dựng công trình tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải tuân thủ quy định về độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không.

Theo đó, quản lý chướng ngại vật là việc thống kê, đánh dấu, công bố, quản lý, cấp phép sử dụng khoảng không và xử lý các chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không.

Và việc thực hiện quản lý chướng ngại vật hàng không được thực hiện theo quy định tại Điều 92 nêu trên.

Quản lý chướng ngại vật hàng không

Quản lý chướng ngại vật hàng không (Hình từ Internet)

Trong việc quản lý chướng ngại vật hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam thực hiện những trách nhiệm nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý chướng ngại vật hàng không như sau:

Quản lý chướng ngại vật hàng không
...
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không trong khu vực sân bay, khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn chướng ngại vật khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; gửi Bộ Tổng tham mưu thống nhất thiết lập các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không;
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, ngăn ngừa và xử lý các công trình vi phạm bề mặt giới hạn chướng ngại vật ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng; tuyên truyền, phổ biến tới các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng dân cư nơi có sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay để tham gia duy trì, quản lý các bề mặt giới hạn chướng ngại vật, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động bay;
c) Công bố công khai bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng, danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.
...

Theo đó, trong việc quản lý chướng ngại vật hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có những trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 15 nêu trên.

Trong đó có trách nhiệm công bố công khai bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng, danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.

Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong quản lý chướng ngại vật hàng không được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về quản lý chướng ngại vật hàng không như sau:

Quản lý chướng ngại vật hàng không
...
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có trách nhiệm tổ chức đo đạc, lập sơ đồ, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng; thống kê, đánh dấu danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay, cập nhật thông tin về chướng ngại vật; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
...

Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có trách nhiệm tổ chức đo đạc, lập sơ đồ, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng.

Đồng thời thống kê, đánh dấu danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay, cập nhật thông tin về chướng ngại vật; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Hàng không dân dụng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong hoạt động hàng không dân dụng có những hành vi nào bị cấm? Những trường hợp nào được khám xét tàu bay?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định thế nào? Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Quyết định 162/QĐ-BGTVT 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng không ra sao?
Pháp luật
Hành khách mang bật lửa lên máy bay có vi phạm pháp luật không? Hút thuốc lá trên máy bay có thể bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của người khai thác máy bay để kiểm soát, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn là gì? Hồ sơ công tác bảo vệ môi trường do người khai thác máy bay lập gồm gì?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung mới nhất 2024 theo Nghị định 15/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Theo dõi tình hình thực thi pháp luật năm 2024 trong lĩnh vực hàng không dân dụng gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung 2024? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung gồm những gì?
Pháp luật
Các hãng hàng không cần thực hiện nhiệm vụ gì để tăng cường đảm bảo khai thác bay trong thời tiết bất lợi dịp Tết Nguyên đán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Hàng không Việt Nam
1,453 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục Hàng không Việt Nam Hàng không dân dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào