Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? 5 nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 09/QĐ-BXD năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Hàng không Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy; có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là “Civil Aviation Authority of Vietnam” (viết tắt là CAAV).
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là “Civil Aviation Authority of Vietnam” (viết tắt là CAAV).
Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? (Hình từ internet)
5 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Quyết định 09/QĐ-BXD năm 2025 có quy định về 5 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam về quản lý hoạt động bay hiện nay như sau:
(1) Xây dựng, trình Bộ Xây dựng phương án thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố đường hàng không; vùng trời sân bay; vùng trời cho hoạt động hàng không chung; vùng thông báo bay đề nghị Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế giao Việt Nam quản lý;
(2) Thẩm định, trình Bộ Xây dựng đề án thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; hướng dẫn, chỉ đạo việc thiết lập cơ sở, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công tác cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý hoạt động bay;
(3) Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng trời cho hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý; cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay hàng không dân dụng và ban hành, phối hợp ban hành phương thức bay tại sân bay, quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định;
(4) Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố, phân công khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; công bố hoặc thông báo khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa từ tàu bay; công bố các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay;
(5) Phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan khác trong việc tổ chức, sử dụng vùng trời, thiết lập, công bố, quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không và danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay hàng không dân dụng; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự, quản lý hoạt động bay đặc biệt, tìm kiếm cứu nạn, quản lý, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định.
Tổ chức giúp Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 09/QĐ-BXD năm 2025 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Kế hoạch - Tài chính.
2. Phòng Tổ chức cán bộ.
3. Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay.
4. Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay.
5. Phòng Quản lý hoạt động bay.
6. Phòng Vận tải hàng không.
7. Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
8. Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế.
9. Văn phòng.
10. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.
11. Cảng vụ hàng không miền Bắc.
12. Cảng vụ hàng không miền Trung.
13. Cảng vụ hàng không miền Nam.
14. Trung tâm Y tế hàng không.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này là tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; tổ chức quy định tại khoản 10 Điều này là cơ quan của Cục, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước mà Cục được phân cấp quản lý, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; các tổ chức quy định từ khoản 11 đến khoản 13 Điều này là tổ chức hành chính tương đương chi cục; tổ chức quy định tại khoản 14 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Cảng vụ hàng không và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức còn lại thuộc Cục.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các tổ chức giúp Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
(1) Phòng Kế hoạch - Tài chính
(2) Phòng Tổ chức cán bộ
(3) Phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay
(4) Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay
(5) Phòng Quản lý hoạt động bay
(6) Phòng Vận tải hàng không
(7) Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(8) Phòng Pháp chế - Hợp tác quốc tế
(9) Văn phòng










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? 5 nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cho thuê quyền khai thác là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không được phép cho thuê?
- Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ do ai quyết định?
- Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng đối với rừng đặc dụng của cộng đồng dân cư mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống?
- Sĩ quan Công an Nhân dân được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn không? Ai quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn?