Trong văn bản đấu giá hàng hóa có bắt buộc phải có nội dung về tên, địa chỉ của hai người chứng kiến buổi đấu giá hay không?
- Đấu giá hàng hóa được tổ chức theo mấy phương thức?
- Trong văn bản đấu giá hàng hóa có bắt buộc phải có nội dung về tên, địa chỉ của hai người chứng kiến buổi đấu giá hay không?
- Người tổ chức đấu giá hàng hóa có quyền xác định giá khởi điểm hàng hóa đem bán đấu giá hay không?
- Người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa đấu giá khi nào?
Đấu giá hàng hóa được tổ chức theo mấy phương thức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm đấu giá hàng hóa như sau:
Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Bên cạnh đó, việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức sau đây:
- Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;
- Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Trong văn bản đấu giá hàng hóa có bắt buộc phải có nội dung về tên, địa chỉ của hai người chứng kiến buổi đấu giá hay không? (Hình từ Internet)
Trong văn bản đấu giá hàng hóa có bắt buộc phải có nội dung về tên, địa chỉ của hai người chứng kiến buổi đấu giá hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Thương mại 2005 có quy định về văn bản bán đấu giá hàng hoá như sau:
Văn bản bán đấu giá hàng hoá
1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;
d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;
đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;
e) Hàng hoá bán đấu giá;
g) Giá đã bán;
h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
...
Theo quy định nêu trên những nội dung cần phải có trong văn bản bán đấu giá bao gồm:
- Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người bán hàng;
- Tên, địa chỉ của người mua hàng;
- Thời gian, địa điểm đấu giá;
- Hàng hoá bán đấu giá;
- Giá đã bán;
- Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến
Như vậy, trong văn bản đấu giá hàng hóa bắt buộc phải có nội dung về tên, địa chỉ của hai người chứng kiến buổi đấu giá.
Người tổ chức đấu giá hàng hóa có quyền xác định giá khởi điểm hàng hóa đem bán đấu giá hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 189 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của người tổ chức đấu giá như sau:
Quyền của người tổ chức đấu giá
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;
2. Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;
3. Tổ chức cuộc đấu giá;
4. Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
5. Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này.
Theo đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì người tổ chức đấu giá hàng hóa có các quyền theo quy định nêu trên. Trong đó, người tổ chức đấu giá hàng hóa có quyền xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền.
Người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa đấu giá khi nào?
Nghĩa vụ của người tổ chức đấu hàng hóa được quy định tại Điều 190 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.
3. Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
4. Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
5. Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.
6. Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.
7. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
...
Như vậy, người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa đấu giá khi người bán hàng giao giữ theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?