Trồng rừng thay thế trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên sang mục đích khác thì diện tích rừng trồng thay thế là bao nhiêu?
- Trồng rừng thay thế trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên sang mục đích khác thì diện tích rừng trồng thay thế là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm những thành phần gì?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt phương án trồng rừng thay thế quy định như thế nào?
Trồng rừng thay thế trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên sang mục đích khác thì diện tích rừng trồng thay thế là bao nhiêu?
Vấn đề trồng rừng thay thế trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên sang mục đích khác thì diện tích rừng trồng thay thế được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định về chủ dự án tự trồng rừng thay thế như sau:
Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng là rừng tự nhiên sang mục đích khác, chủ dự án được giao đất phải trồng rừng thay thế bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển đổi.
Trước đây, vấn đề trồng rừng thay thế trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên sang mục đích khác thì diện tích rừng trồng thay thế được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Chủ dự án được giao đất, thuê đất có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng trồng, bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng đối với rừng tự nhiên.
2. Chủ dự án quy định tại khoản 1 Điều này tự trồng rừng thay thế phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế thì nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
Đồng thời, chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) có quy định như sau:
Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế trong các trường hợp sau:
a) Khi chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng, được Nhà nước giao để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
b) Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng, được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng là rừng tự nhiên sang mục đích khác, chủ dự án được giao đất phải trồng rừng thay thế bằng ba lần diện tích rừng bị chuyển đổi.
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng từ rừng tự nhiên sang mục đích khác
Hồ sơ đề nghị duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm những thành phần gì?
Hồ sơ đề nghị duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm những thành phần quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) như sau:
Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
...
3. Hồ sơ gồm:
a) Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;
d) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyên mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
đ) Bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...
Trước đây, hồ sơ đề nghị duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm những thành phần quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) gồm:
- Phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
- Văn bản đề nghị phê duyệt theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt.
Trình tự tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt phương án trồng rừng thay thế quy định như thế nào?
Trình tự tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt phương án trồng rừng thay thế quy định tại khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) như sau:
Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
...
4. Trình tự thực hiện:
Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
5. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định và hoàn thành thẩm định trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thành viên Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; đại diện tổ chức khoa học có liên quan (nếu có). Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định không quá 07 người.
a) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế;
b) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án.
...
Như vậy, trường hợp chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác, chủ dự án được giao đất phải trồng rừng thay thế bằng ba lần diện tích rừng tự nhiên bị thay thế.
Để thực hiện, chủ dự án cần lập phương án trồng rừng thay thế và gửi lên cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận và phê duyệt theo trình tự nêu trên.
Trước đây, trình tự tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt phương án trồng rừng thay thế quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) quy định cụ thể như sau:
(1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế
a) Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, e-mail, fax) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế;
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính;
Chủ dự án chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho Chủ dự án ngay khi tiếp nhận hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Chủ dự án ngay khi nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; bằng văn bản trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp bằng phương thức khác.
(2) Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế
a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định. Trường hợp cần xác minh thực địa về hiện trạng diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, địa điểm dự kiến trồng rừng thay thế, thời gian hoàn thành thẩm định phương án trồng rừng thay thế được kéo dài thêm, nhưng không quá 15 ngày làm việc.
Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; có thể mời đại diện tổ chức khoa học có liên quan. Số thành viên Hội đồng ít nhất là 05 người, trong đó 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng. Trường hợp dự án có tổng diện tích trồng rừng thay thế dưới 10 hec-ta thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) xem xét, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo rõ lý do bằng văn bản đến Chủ dự án nếu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?