Trong quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo sẽ bao gồm những nội dung gì?
- Trong quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo sẽ bao gồm những nội dung gì?
- Quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo có hiệu lực khi nào?
- Người được hưởng án treo có những nghĩa vụ gì theo quy định hiện nay?
Trong quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo sẽ bao gồm những nội dung gì?
Trình tự thủ tục xét, rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:
Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách và thi hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo
Trình tự, thủ tục xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách và thi hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 85 và khoản 4, khoản 5 Điều 90 của Luật Thi hành án hình sự; khoản 3 Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Thông tư liên tịch này.
Hiện không có quy định nội dung cụ thể trong quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo.
Tuy nhiên có thể dựa vào nội dung quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha thù trước thời hạn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và thông tin trên Mẫu số 04 - THAHS ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP TẢI VỀ để xác định nội dung trên quyết định.
Theo đó, trong quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo sẽ bao gồm những nội dung sau:
(1) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
(2) Tên Tòa án ra quyết định;
(3) Họ tên của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký phiên họp;
(4) Họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách;
(5) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; số, ngày, tháng năm của quyết định thi hành án phạt tù; số, ngày, tháng, năm của quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
(6) Nhận định của Tòa án và những căn cứ để không chấp nhận;
(7) Quyết định của Tòa án;
(8) Hiệu lực thi hành.
Trong quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo sẽ bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo có hiệu lực khi nào?
Hiện nay mẫu quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo được lập theo Mẫu số 04 - THAHS ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP TẢI VỀ, cụ thể là mẫu quyết định sau:
Mẫu số 04-THAHS (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-THAHS:
(1) và (4) ghi tên Tòa án xét rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ 1: 04/2021/THAHS-QĐ).
(3) ghi địa điểm, ngày, tháng, năm ra quyết định.
(5) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán. Nếu là Tòa án quân sự thì không ghi “Ông (Bà)” mà ghi cấp bậc quân hàm.
(6) ghi đầy đủ họ tên của Thư ký phiên họp và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).
(7) ghi tên Viện kiểm sát như hướng dẫn tại (1); ghi đầy đủ họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên họp.
(8) ghi tên cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị xử phạt tù được hưởng án treo.
(9) ghi ngày, tháng, năm, số văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo của Cơ quan thi hành án hình sự nơi họ cư trú hoặc làm việc (ví dụ: Ngày 15 tháng 5 năm 2018 cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện B, tỉnh A có văn bản số 18/.... đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo).
(10) ghi họ tên, các bí danh, tên thường gọi khác (nếu có), năm sinh của người được hưởng án treo. Nếu người được hưởng án treo dưới 18 tuổi thì ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh.
(11) ghi lý do đề nghị rút ngắn thời gian thử thách người được hưởng án treo; ghi nhận định của Hội đồng phiên họp, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị; căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc.
(12) tùy từng trường hợp mà ghi rõ căn cứ pháp luật để ra quyết định.
(13) ghi tên cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
(14) ghi họ tên các bí danh, tên thường gọi khác (nếu có), năm sinh của người được hưởng án treo (nếu người được hưởng án treo dưới 18 tuổi thì ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh), nơi cư trú, dân tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, bố mẹ của người được hưởng án treo.
(15) ghi mức hình phạt tù theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).
(16) ghi thời gian thử thách theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ: “02 (hai) năm”).
(17) bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
Căn cứ theo Mẫu số 04 - THAHS nêu trên thì quyết định không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo sẽ có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát không có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Người được hưởng án treo có những nghĩa vụ gì theo quy định hiện nay?
Nghĩa vụ của người được hưởng án treo sẽ bao gồm những nghĩa vụ quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019, cụ thể:
(1) Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Thi hành án hình sự 2019.
(2) Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
(3) Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
(4) Chấp hành quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019.
(5) Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
(6) Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?