Trong quy tắc xuất xứ hàng hóa thì khi nào hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu? Hàng hóa không thay đổi xuất xứ khi nào?
Trong quy tắc xuất xứ hàng hóa thì khi nào hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT như sau:
Cộng gộp
1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.
...
Như vậy, có thể thấy rằng trong quy tắc xuất xứ hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Xuất xứ hàng hóa (hình từ internet)
Trong quy tắc xuất xứ hàng hóa khi nào thì vải xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT như sau:
Cộng gộp
...
7. Vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam cho các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này với điều kiện vải nguyên liệu đó trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.
8. Theo quy định tại khoản 7 Điều này, xuất xứ của vải nguyên liệu được xác định theo quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Hàn Quốc, trừ quy tắc quy định tại Phụ lục II (a) Nghị định thư về quy tắc xuất xứ đính kèm Hiệp định đó.
9. Theo quy định tại khoản 7 Điều này, xuất xứ của vải nguyên liệu xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc gia công tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với vải nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Liên minh châu Âu.
10. Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ quy định tại khoản 7 đến khoản 9 Điều này được áp dụng khi:
a) Hàn Quốc và Liên minh châu Âu có Hiệp định Thương mại tự do phù hợp với Điều XXIV của GATT 1994.
b) Hàn Quốc và Việt Nam cùng thực hiện và thông báo tới Liên minh châu Âu việc tuân thủ quy tắc cộng gộp xuất xứ và hợp tác hành chính để đảm bảo việc thực hiện EVFTA.
11. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành để thực hiện khoản 7 Điều này cần ghi rõ: “Application of Article 3(7) of Protocol 1 to the Viet Nam - EU FTA”.
...
Theo đó, có thể thấy rằng vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam cho các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục V.
Với điều kiện vải nguyên liệu đó trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, trong quy tắc xuất xứ hàng hóa vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên vải phải kèm theo một số điều kiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Hàng hóa không thay đổi xuất xứ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 11/2020/TT-BCT như sau:
Hàng hóa không thay đổi xuất xứ
1. Hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa, ngoại trừ các công đoạn sau đây:
a) Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.
b) Thêm vào hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc tài liệu khác nhằm đảm bảo tuân thủ quy định cụ thể của Nước thành viên nhập khẩu.
c) Các công đoạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.
...
Theo đó, có thể thấy rằng hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa.
Như vậy, hàng hóa không thay đổi xuất xứ là khi giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa. Trừ một vài trường hợp khác tại quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?