Trong quá trình thực hiện nhập hoặc tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố thì trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định ra sao?
- Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố khi nào?
- Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thuộc trường hợp tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố không?
- Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc kiểm sát nhập hoặc tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố được quy định ra sao?
Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố khi nào?
Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố khi nào? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố
1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
...
Theo quy định này, Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố trong các trường hợp sau:
(1) Bị can phạm nhiều tội;
(2) Bị can phạm tội nhiều lần;
(3) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thuộc trường hợp tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố không?
Đầu tiên về điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định tại Điều 447 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Theo đó, bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, khi có căn cứ xác định bị can thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của vụ án hình sự, cụ thể:
- Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Vậy bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thuộc trường hợp tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố không?
Căn cứ khoản 2 Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố
...
2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
a) Bị can bỏ trốn;
b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
...
Chiếu theo quy định này, bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thuộc trường hợp tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố.
Tuy nhiên, việc quyết định tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố phải đảm bảo việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc kiểm sát nhập hoặc tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố; kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra
...
2. Trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên kiểm tra chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định nhập hoặc tách vụ án theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự.
...
Theo đó, trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định nhập hoặc tách vụ án theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?