Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có vi phạm thì Trưởng đoàn Thanh tra VKSNDTC có lập biên bản không?
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có vi phạm thì Trưởng đoàn Thanh tra VKSNDTC có lập biên bản không?
Theo Điều 31 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Xử lý vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý hoặc cần thiết phải xử lý ngay thì Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản, báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Biên bản được lưu vào hồ sơ thanh tra.
Việc xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý hoặc cần thiết phải xử lý ngay thì Trưởng đoàn Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải lập biên bản, báo cáo ngay với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Biên bản được lưu vào hồ sơ thanh tra.
Việc xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có vi phạm thì Trưởng đoàn Thanh tra VKSNDTC có lập biên bản không? (Hình từ Internet)
Việc lập biên bản trong quá trình thanh tra nếu phát hiện có vi phạm được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Biên bản trong công tác thanh tra
Việc lập biên bản trong công tác thanh tra được thực hiện như sau:
1. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hoạt động, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung làm việc, những người tham gia buổi làm việc và đề nghị của họ (nếu có).
2. Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia buổi làm việc. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia buổi làm việc và có chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia buổi làm việc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Như vậy, trong quá trình thanh tra nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý hoặc cần thiết phải xử lý ngay thì Trưởng đoàn Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải lập biên bản theo quy định như sau:
(1) Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành hoạt động, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung làm việc, những người tham gia buổi làm việc và đề nghị của họ (nếu có).
(2) Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia buổi làm việc. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
- Trường hợp người tham gia buổi làm việc không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
- Trường hợp người tham gia buổi làm việc không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia buổi làm việc và có chữ ký của người chứng kiến.
- Trường hợp người tham gia buổi làm việc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Hồ sơ thanh tra được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về hồ sơ thanh tra như sau:
Hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hồ sơ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại (gọi chung là kết luận)
1. Hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được lập hồ sơ. Hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (viết tắt là hồ sơ) bao gồm:
a) Các tài liệu làm căn cứ đề xuất tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo (đơn, tài liệu, đề xuất xác minh ban đầu...);
b) Các tài liệu là căn cứ tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (kế hoạch thanh tra, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo, quyết định thanh tra, quyết định xác minh nội dung khiếu nại, quyết định thụ lý tố cáo, báo cáo đề xuất thanh tra, đề xuất xử lý, thụ lý giải quyết đơn...);
c) Các tài liệu kiểm tra, xác minh, thu thập trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (các biên bản làm việc, biên bản xác minh, kết quả giám định...);
d) Các tài liệu kết thúc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (báo cáo, giải trình, chỉ đạo của người có thẩm quyền, kết luận thanh tra và quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo...);
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?