Trong phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì cần ghi những thông gì về hiện trạng loài đề nghị khai thác?

Cho tôi hỏi cần ghi những thông gì về hiện trạng loài đề nghị khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên? Ngoài phương án khai thác ra thì hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên còn cần những giấy tờ nào khác nữa? Câu hỏi của anh Q.Đ từ Hà Nội

Khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là hoạt động như thế nào?

Hoạt động khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Giải thích từ ngữ
...
4. Thực vật rừng ngoài gỗ, bao gồm: Các loại thuộc họ song, mây, tre, nứa, cau, dừa, sim, mua; thực vật rừng thân thảo; nấm, củi, dẫn xuất, bộ phận khác của cây gỗ.
5. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu hợp pháp đối với lâm sản theo quy định của pháp luật.
6. Chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
7. Khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là hoạt động lấy cá thể động vật rừng thông thường, trứng, ấu trùng của chúng ra khỏi nơi cư trú tự nhiên.
8. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh là sản phẩm chế biến từ gỗ được lắp ráp đầy đủ các bộ phận theo công dụng của sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm đó, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm.
...

Theo quy định trên thì khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là hoạt động lấy cá thể động vật rừng thông thường, trứng, ấu trùng của chúng ra khỏi nơi cư trú tự nhiên.

Trong phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì cần ghi những thông gì về hiện trạng loài đề nghị khai thác?

Trong phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì cần ghi những thông gì về hiện trạng loài đề nghị khai thác? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên cần những giấy tờ gì?

Các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên
1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
2. Hồ sơ:
a) Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên sẽ bao gồm:

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ;

- Bản chính Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT tải về.

Trong phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì cần ghi những thông gì về hiện trạng loài đề nghị khai thác?

Như đã nêu ở trên thì Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên sẽ được lập theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT. cụ thể là mẫu sau:

Phụ lục
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
...
PHƯƠNG ÁN  KHAI THÁC ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG TỪ TỰ NHIÊN
Ghi chú:
(1) Ghi thông tin chủ thể lập phương án khai thác:
- Ghi tên bằng tiếng Việt hoặc tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có) đối với tổ chức hoặc ghi đầy đủ họ tên đối với cá nhân.
- Ghi rõ địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/đăng ký hoạt động đối với tổ chức; địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân. Trường hợp chủ rừng liên kết với tổ chức, cá nhân khác để khai thác, đề nghị nêu rõ tất cả các thông tin của chủ rừng/tổ chức/cá nhân khai thác, trong đó làm rõ tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm khai thác chính.
(2) Ghi rõ mục đích khai thác: Vì mục đích thương mại/ không vì mục đích thương mại.
(3) Ghi thông tin hiện trạng khu vực khai thác:
- Diện tích khu vực khai thác:
- Nếu khu vực khai thác có rừng: Diện tích rừng; loại rừng; trạng thái rừng, diện tích từng trạng thái; mô tả khu hệ động vật, thực vật của khu vực khai thác. Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô:... , khoảnh:... , tiểu khu
- Nếu khu vực khai thác không có rừng: Mô tả sinh cảnh khu vực khai thác (hiện trạng thực vật, diện tích khu vực trên cạn và khu vực dưới nước nếu có...); mô tả hệ động vật, thực vật khu vực dự kiến khai thác.
- Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu vực dự kiến khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
- Tên chủ rừng (nếu khai thác tại khu vực có rừng): địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao, cho thuê đất rừng (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo).
(4) Ghi thông tin hiện trạng loài đề nghị khai thác, gồm:
a) Mô tả về loài: Đặc tính sinh học của loài; độ tuổi sinh sản và mùa sinh sản.
b) Mô tả hiện trạng của loài tại khu vực đề nghị khai thác: Kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); số lượng con trưởng thành (số con cái và đực); số lượng con non (số con đực và cái nếu phân biệt được); số lượng con già (không còn khả năng sinh sản); đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
c) Tài liệu kèm theo: Bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000; các tài liệu khác nếu có.
(5) Ghi thông tin phương án khai thác, bao gồm:
a) Loài khai thác: Tên loài (gồm tên thông thường và tên khoa học); loại mẫu vật khai thác; số lượng (tổng số lượng) và đơn vị tính; tổng số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái; độ tuổi (con non, con trưởng thành).
b) Thời gian khai thác: từ ngày…... tháng…... năm…... đến ngày……. tháng……. năm….... (tối đa không quá 03 tháng).
c) Mục đích khai thác:
d) Phương pháp khai thác: Phương tiện, công cụ sử dụng trong khai thác: tên, số lượng...; phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...)
đ) Danh sách những người thực hiện khai thác.
...

Theo biểu mẫu trên thì thông tin hiện trạng loài đề nghị khai thác, sẽ bao gồm những thông tin sau:

(1) Mô tả về loài: Đặc tính sinh học của loài; độ tuổi sinh sản và mùa sinh sản.

(2) Mô tả hiện trạng của loài tại khu vực đề nghị khai thác:

- Kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/trữ lượng;

- Tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót);

- Số lượng con trưởng thành (số con cái và đực);

- Số lượng con non (số con đực và cái nếu phân biệt được);

- Số lượng con già (không còn khả năng sinh sản);

- Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.

(3) Tài liệu kèm theo: Bản đồ điều tra, phân bố loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000; các tài liệu khác nếu có.

Động vật rừng thông thường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên gồm các bước nào?
Pháp luật
Thủ tục phê duyệt Phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Trong phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên thì cần ghi những thông gì về hiện trạng loài đề nghị khai thác?
Pháp luật
Động vật rừng thông thường là gì? Thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến việc nuôi động vật rừng thông thường được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường là động vật đẻ con cần đảm bảo các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật rừng thông thường
473 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động vật rừng thông thường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào