Trong phòng bệnh truyền nhiễm người tử vong phải được tổ chức mai táng trong bao lâu? Có được di chuyển thi thể người đã khuất qua biên giới không?

Cho hỏi trong phòng bệnh truyền nhiễm người tử vong phải được tổ chức mai táng trong bao lâu? Để an toàn phòng chống bệnh truyền nhiễm thì có được di chuyển thi thể người đã khuất qua biên giới không? Xin cảm ơn và cho tôi tham khảo căn cứ pháp lý cụ thể nhé. - câu hỏi của Minh Anh (Hà Giang).

Trong phòng bệnh truyền nhiễm người tử vong phải được tổ chức mai táng trong bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt
1. Người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
2. Việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, trong phòng bệnh truyền nhiễm, người tử vong phải được tổ chức mai táng chậm nhất là 48 giờ sau khi chết, trừ trường hợp thi thể được bảo quản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Mặt khác, đối với người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)

Để an toàn phòng chống bệnh truyền nhiễm thì có được di chuyển thi thể người đã khuất qua biên giới không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

Đối tượng và địa điểm kiểm dịch y tế biên giới
1. Đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới bao gồm:
a) Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
b) Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;
c) Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;
d) Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.
2. Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại các cửa khẩu.

Theo đó, những đối tượng sau phải thực hiện kiểm dịch y tế khi qua biên giới:

(1) Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;

(2) Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;

(3) Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;

(4) Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.

Như vậy, thi thể người đã khuất có thể vận chuyển qua biên giới Việt Nam tuy nhiên phải kiểm dịch y tế biên giới.

Việc kiểm dịch y tế biên giới sẽ được thực hiện tại các cửa khẩu.

Kiểm dịch y tế biên giới gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

Nội dung kiểm dịch y tế biên giới
1. Các đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này phải được khai báo y tế.
2. Kiểm tra y tế bao gồm kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế và kiểm tra thực tế. Kiểm tra thực tế được tiến hành trong trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
3. Xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Trường hợp nhận được khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hoá có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì phương tiện vận tải, người, hàng hoá trên phương tiện đó phải được cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh; nếu không thực hiện yêu cầu cách ly của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly.
4. Giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại khu vực cửa khẩu theo quy định tại Mục 3 Chương II của Luật này.

Như vậy, kiểm dịch y tế biên giới gồm những nội dung sau đây:

(1) Các đối tượng phải kiểm dịch y tế biên giới quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này phải được khai báo y tế.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

- Người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;

- Phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam;

- Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh Việt Nam;

- Thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người vận chuyển qua biên giới Việt Nam.

Cho nên những đối tượng trên phải thực hiện khai báo y tế là bước đầu tiên khi kiểm dịch y tế biên giới.

(2) Kiểm tra y tế bao gồm kiểm tra giấy tờ liên quan đến y tế và kiểm tra thực tế. Kiểm tra thực tế được tiến hành trong trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

(3) Xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Trường hợp nhận được khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hoá có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì phương tiện vận tải, người, hàng hoá trên phương tiện đó phải được cách ly để kiểm tra y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, nhập khẩu, quá cảnh.

Nếu không thực hiện yêu cầu cách ly của tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly.

(4) Giám sát bệnh truyền nhiễm được thực hiện tại khu vực cửa khẩu theo quy định tại Mục 3 Chương II của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Pháp luật
Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?
Pháp luật
Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch có bắt buộc phải sử dụng vắc xin hay không?
Pháp luật
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
Pháp luật
Bệnh bại liệt có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh (Bệnh truyền nhiễm nhóm A) không?
Pháp luật
Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh với người này?
Pháp luật
Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?
Pháp luật
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm có bị phân biệt đối xử và bị đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về họ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
1,032 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào