Trong nhiệm vụ điều tra rừng có các loại lâm sản nào ngoài gỗ được điều tra? Việc điều tra được thực hiện theo phương pháp thế nào?
Trong nhiệm vụ điều tra rừng có các loại lâm sản ngoài gỗ nào được điều tra?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung điều tra rừng về các loại lâm sản ngoài gỗ gồm có các loại sản phẩm sau:
- Các sản phẩm có sợi, bao gồm: các loài cây tre, nứa, song, mây, lá và thân cây có sợi và các loại cỏ;
- Các sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;
- Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thực vật;
- Các sản phẩm chiết xuất, bao gồm: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;
- Các sản phẩm khác ngoài gỗ.
Trong nhiệm vụ điều tra rừng có các loại lâm sản ngoài gỗ nào được điều tra? (Hình từ Internet)
Việc điều tra các loại lâm sản khác ngoài gỗ được thực hiện theo phương pháp thế nào?
Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp điều tra các loại lâm sản khác ngoài gỗ như sau:
(1) Điều tra thành phần loài: sử dụng tuyến điều tra điển hình hoặc ô tiêu chuẩn điển hình, xác định toàn bộ các loài lâm sản ngoài gỗ xuất hiện trên tuyến điều tra hoặc trong ô tiêu chuẩn;
(2) Điều tra diện tích: sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT để điều tra diện tích lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên, cụ thể gồm:
+ Điều tra diện tích rừng được thực hiện theo lô trạng thái rừng;
+ Giải đoán ảnh viễn thám; xây dựng bản đồ giải đoán hiện trạng rừng bằng phần mềm chuyên dụng;
+ Điều tra bổ sung hiện trạng các lô trạng thái rừng ngoài thực địa;
+ Biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và tính toán diện tích các lô trạng thái rừng bằng các phần mềm chuyên dụng.
Bên cạnh đó còn thực hiện thống kê, chồng xếp các bản đồ cây trồng lâm sản ngoài gỗ để bổ sung diện tích rừng trồng lâm sản ngoài gỗ;
(3) Điều tra trữ lượng: trường hợp lâm sản ngoài gỗ là các bộ phận của cây gỗ, sử dụng phương pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
+ Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí ngẫu nhiên hoặc hệ thống, diện tích 1.000 m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích lớn hơn 2.000 ha;
+ Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích từ 500 m2 đến 1.000 m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,1%;
+ Sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây, cấp tuổi), diện tích từ 100 m2 đến 500 m2 đối với rừng trồng; tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra từ 0,01% đến 0,05%;
+ Điều tra cây gỗ và cây tre nứa bao gồm: xác định tên loài cây, phẩm chất cây, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân tại vị trí 1,3 m; trường hợp cần tính toán trữ lượng rừng bị mất thì đo đường kính tại vị trí 1,3 m đối với cây đã bị chặt hạ vẫn còn trên hiện trường, đo đường kính gốc chặt đối với cây bị chặt chỉ còn gốc;
+ Sử dụng các thiết bị điều tra nhanh trữ lượng rừng;
+ Sử dụng biểu trữ lượng, sản lượng lập sẵn để tra cứu;
+ Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng.
Trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ thực vật khác lập các ô tiêu chuẩn đo đếm toàn bộ các cá thể lâm sản ngoài gỗ, xác định các bộ phận được sử dụng của cây, xác định năng suất của từng cây để xác định trữ lượng hàng năm và tiềm năng;
Trường hợp lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ động vật lập các tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân để xác định các bộ phận sử dụng, năng suất hàng năm để tính toán trữ lượng.
Thành quả điều tra lâm sản ngoài gỗ được thể hiện ra sao?
Tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì thành quả điều tra lâm sản ngoài gỗ được thể hiện như sau:
(1) Hệ thống số liệu điều tra gốc và biểu tổng hợp kết quả điều tra lâm sản ngoài gỗ theo các Biểu số:
- Biểu số 03 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT
- Biểu số 07 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT
- Biểu số 20 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT
- Biểu số 21 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT
- Biểu số 22 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT
(2) Bản đồ phân bố lâm sản ngoài gỗ;
(3) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá lâm sản ngoài gỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?