Trong lĩnh vực nghệ thuật thì có được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc không? Nếu được thì việc bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe được thực hiện ra sao?
- Trong lĩnh vực nghệ thuật thì có được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc không?
- Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật?
Trong lĩnh vực nghệ thuật thì có được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao chỉ được sử dụng người dưới 13 tuổi làm những công việc thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Điều kiện sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao gồm:
a) Các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có người thành niên đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công việc, người sử dụng lao động quyết định số lượng người hướng dẫn, theo dõi người dưới 13 tuổi làm việc cho phù hợp.
Theo đó, trong lĩnh vực nghệ thuật thì người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người dưới 13 tuổi làm những công việc thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Và người sử dụng lao động cần đáp ứng những điều kiện sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như sau:
- Các điều kiện chung theo quy định của pháp luật về lao động;
- Có người thành niên đủ năng lực chuyên môn hướng dẫn, theo dõi liên tục quá trình làm việc của người lao động dưới 13 tuổi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công việc, người sử dụng lao động quyết định số lượng người hướng dẫn, theo dõi người dưới 13 tuổi làm việc cho phù hợp.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (Hình từ Internet)
Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
2. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
c) Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
Theo đó, việc bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động dưới 13 tuổi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được thực hiện như sau:
- Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia biểu diễn, sáng tạo.
- Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có trách nhiệm:
+ Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
+ Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
+ Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp người lao động đi biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?