Trong kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì có phải báo về cơ quan đơn vị của người đó không?
- Những đối tượng cán bộ công chức nào phải học chương trình đào tạo cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
- Trong kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì có phải báo về cơ quan đơn vị của người đó không?
- Cán bộ công chức có hành vi nhờ người khác thi bộ bài kiểm tra thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Những đối tượng cán bộ công chức nào phải học chương trình đào tạo cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Những đối tượng cán bộ công chức phải học chương trình đào tạo cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 5 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 03/06/2023) như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
...
Theo đó, cán bộ công chức nào phải học chương trình đào tạo cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trước đây, căn cứ Điều 4 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 03/06/2023) quy định về quản lý và tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Quản lý và tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm và đại học có khoa sư phạm được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
2. Sở giáo dục và đào tạo quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện dạy học các tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
3. Các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, đại học có khoa sư phạm được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số quản lý và chỉ đạo dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho người học đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, những đối tượng cán bộ công chức phải theo học chương trình đào tạo cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là những cán bộ công chức đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi.
Trong kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì có phải báo về cơ quan đơn vị của người đó không? (Hình từ Internet)
Trong kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì có phải báo về cơ quan đơn vị của người đó không?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định về những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Xử lý vi phạm
...
3. Đối với người học tham dự kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số:
a) Trong thời gian kiểm tra người học tiếng dân tộc thiểu số có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra và bị xử lý theo quy định của pháp luật:
- Dự kiểm tra hộ người khác hoặc nhờ người khác dự kiểm tra hộ.
- Mang tài liệu hoặc các vật dụng trái phép vào phòng kiểm tra.
- Nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp.
- Có hành vi gây gổ, làm mất trật tự hoặc đe dọa trấn áp người tố cáo những vi phạm của mình.
b) Các hình thức xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định, bao gồm: khiển trách trong phòng kiểm tra; cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong phòng kiểm tra; quyết định đình chỉ không cho thí sinh tiếp tục dự kiểm tra, hoặc hủy bỏ bài kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra.
c) Các hình thức kỷ luật từ đình chỉ kiểm tra trở lên được thông báo đến cơ quan, đơn vị quản lý hoặc gia đình thí sinh bị kỷ luật biết./.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấp đối với cán bộ công chức tham dự kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiếu số gồm:
- Dự kiểm tra hộ người khác hoặc nhờ người khác dự kiểm tra hộ.
- Mang tài liệu hoặc các vật dụng trái phép vào phòng kiểm tra.
- Nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp.
- Có hành vi gây gổ, làm mất trật tự hoặc đe dọa trấn áp người tố cáo những vi phạm của mình.
Các hình thức xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định, bao gồm: khiển trách trong phòng kiểm tra; cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong phòng kiểm tra; quyết định đình chỉ không cho thí sinh tiếp tục dự kiểm tra, hoặc hủy bỏ bài kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra.
Các hình thức kỷ luật từ đình chỉ kiểm tra trở lên sẽ được thông báo đến cơ quan, đơn vị quản lý của cán bộ công chức bị kỷ luật biết.
Cán bộ công chức có hành vi nhờ người khác thi bộ bài kiểm tra thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhờ người khác thi hộ như sau:
Vi phạm quy định về thi
...
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
...
Theo quy định trên thì đối với hành vi nhờ người khác thi hộ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?