Đối tượng nào được tuyển sinh vào học chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số? Học viên đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc dự thi cuối khóa phải đáp ứng các điều kiện nào?
Đối tượng nào tuyển sinh vào học chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
1. Đối tượng tuyển sinh:
a) Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
b) Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo như quy định trên, đối tượng tuyển sinh vào học chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số như sau:
- Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số:
+ Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo.
+ Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng tuyển sịnh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số:
+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số
+ Cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Đối tượng nào tuyển sinh vào học chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số? Học viên đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc dự thi cuối khóa phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
....
2. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
Theo như quy định trên, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiêng dân tộc như sau:
Đối với hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
- Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
- Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Đối với Kiểm tra, đánh giá:
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên;
- Mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
Học viên đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc dự thi cuối khoá phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
....
4. Thi cuối khóa:
a) Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình;
b) Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
c) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm tổ chức thi cuối khóa cho học viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi cuối khóa cho học viên học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
Theo như quy định trên, Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1
- Điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10
- Không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm
- Không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình.
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 3/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?