Trong khoa gây mê hồi sức, nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận khám trước gây mê được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của bộ phận khám trước gây mê trong khoa gây mê hồi sức là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT về bộ phận khám trước gây mê như sau:
Bố trí nhân lực
...
2. Khám trước gây mê: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và 01 (một) hộ lý.
...
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về khắm trước gây mê như sau:
Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
...
2. Khám trước gây mê:
a) Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;
b) Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê - hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;
c) Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu);
d) Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;
đ) Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê - hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê - hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê - hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê - hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.
...
Theo đó, bộ phận khám trước gây mê trong khoa gây mê hồi sức có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khám trước gây mê do bác sỹ gây mê hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật.
Khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Trong khoa gây mê hồi sức, nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận khám trước gây mê được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung theo sự phân công của trưởng khoa, tại mỗi bộ phận bác sĩ có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ của bác sĩ tại bộ phận khám trước gây mê:
a) Khám trước gây mê theo quy trình, đánh giá và đưa ra phác đồ gây mê cho người bệnh;
b) Ghi chép đầy đủ các nội dung theo mẫu phiếu khám trước gây mê và đính kèm theo hồ sơ bệnh án của người bệnh;
c) Yêu cầu phẫu thuật viên cho tạm hoãn phẫu thuật, thủ thuật khi chưa đủ điều kiện an toàn cho người bệnh và phải được ghi tại hồ sơ bệnh án. Nếu không thống nhất được với phẫu thuật viên, phải báo cáo cho trưởng khoa giải quyết;
d) Giải thích phương pháp gây mê cho người bệnh, hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh cách chuẩn bị, thực hiện các yêu cầu trước gây mê;
đ) Tham gia sinh hoạt và nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức chuyên môn, tham gia công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và cấp cứu ngoại viện khi được phân công.
...
Theo đó, trong khoa gây mê hồi sức, bác sĩ tại bộ phận khám trước gây mê có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 10 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khám trước gây mê theo quy trình, đánh giá và đưa ra phác đồ gây mê cho người bệnh.
Điều dưỡng gây mê hồi sức tại bộ phận khám trước gây mê có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng gây mê - hồi sức tại bộ phận khám trước gây mê như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và hộ lý
...
1. Điều dưỡng gây mê - hồi sức tại bộ phận khám trước gây mê:
a) Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cho bác sĩ khám trước gây mê;
b) Sau khi kết thúc khám trước gây mê, phải bổ sung đầy đủ vật tư tiêu hao theo số lượng quy định, bảo quản dụng cụ, nhận và bàn giao đầy đủ, ghi chép rõ ràng trong sổ sách.
...
Như vậy, điều dưỡng gây mê hồi sức tại bộ phận khám trước gây mê có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 12 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?