Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự Chấp hành viên có trách nhiệm thế nào? Những việc Chấp hành viên không được làm là gì?
Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự Chấp hành viên có trách nhiệm thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định về trách nhiệm của Chấp hành viên đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:
Trách nhiệm của Chấp hành viên
1. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ, thủ tục liên quan đến các hoạt động thu, chi, nhập, xuất tiền và tài sản thi hành án. Lập và cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên quan đến việc thanh toán, xử lý các khoản tiền, tài sản trong quá trình thi hành án với người được thi hành án, người phải thi hành án và các đối tượng khác có liên quan cho kế toán theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật có liên quan. Chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực, hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu đã cung cấp; số liệu ghi trên hồ sơ, chứng từ chuyển cho kế toán ghi sổ.
2. Nộp đầy đủ, kịp thời các khoản tiền, tài sản thu được của từng quyết định thi hành án vào quỹ tiền mặt, kho của cơ quan hoặc nộp vào Kho bạc nhà nước theo quy định; Được quyền yêu cầu kế toán thực hiện chi trả cho những đối tượng được thi hành án theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý các khoản tiền, tài sản tồn đọng theo quy định của pháp luật với Thủ trưởng đơn vị.
3. Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải đối chiếu về thu, chi trong hoạt động thi hành án với kế toán về số tiền, tài sản thu, chi, tồn quỹ hoặc nhập, xuất, tồn kho của từng quyết định thi hành án (nếu có phát sinh), đảm bảo thống nhất về số liệu báo cáo kết quả hoạt động thi hành án với số liệu kế toán. Trường hợp có chênh lệch về số liệu giữa các báo cáo phải tìm nguyên nhân và có biện pháp giải quyết số chênh lệch đó theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi trái pháp luật mà mình gây ra.
4. Không bố trí Chấp hành viên có quan hệ gia đình ruột thịt với người làm Kế toán trưởng trong cùng cơ quan Thi hành án. Tổng cục Thi hành án dân sự hướng dẫn cụ thể nội dung này.
Tải về mẫu thẻ Chấp hành viên mới nhất 2023: Tại Đây
Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự Chấp hành viên có trách nhiệm thế nào? Những việc Chấp hành viên không được làm là gì? (Hình từ Internet)
Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự những việc Chấp hành viên không được làm là gì?
Hiện tại không có quy định riêng, cụ thể về những việc không được làm của Chấp hàng viên trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Vì vậy Chấp hành viên cần đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ và nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư 78/2020/TT-BTC, đồng thời không được làm những việc theo quy định chung tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Chấp hành viên vi phạm về kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 78/2020/TT-BTC thì mọi hành vi vi phạm Luật Kế toán hiện hành và các quy định trong Thông tư này, tuỳ theo tính chất, nội dung và mức độ vi phạm Chấp hành viên vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Nếu hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?