Trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có được thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm không?
Trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có được thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm không?
Theo Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về điều khoản không được phép quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
Điều khoản không được phép quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được quy định các điều khoản sau đây:
1. Hạn chế, loại trừ trách nhiệm được pháp luật quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật liên quan quy định trách nhiệm đó được hạn chế, loại trừ;
2. Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
3. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương thay đổi quy định của hợp đồng đã giao kết với người tiêu dùng;
4. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương thay đổi điều kiện giao dịch chung mà không quy định quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho người tiêu dùng;
5. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số trách nhiệm;
6. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
7. Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi giá trong quá trình cung cấp dịch vụ liên tục mà không quy định quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho người tiêu dùng;
…
Như vậy, quy định cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm là điều khoản không được phép quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, vì vậy trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không được thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm.
Trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có được thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm không? (hình từ internet)
Có bao nhiêu yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng?
Theo Điều 6 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định về yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
Yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
1. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Trong trường hợp giao kết bằng văn bản giấy, cỡ chữ nhỏ nhất là 12 theo loại chữ Times New Roman hoặc kích cỡ tương đương.
3. Màu chữ và màu nền thể hiện nội dung văn bản phải tương phản nhau.
4. Bố cục, thiết kế văn bản phải rõ ràng, dễ theo dõi.
5. Nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu và phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, có 5 yêu cầu chung đối với hợp đồng giao kết với người tiêu dùng bao gồm:
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trong trường hợp giao kết bằng văn bản giấy, cỡ chữ nhỏ nhất là 12 theo loại chữ Times New Roman hoặc kích cỡ tương đương.
- Màu chữ và màu nền thể hiện nội dung văn bản phải tương phản nhau.
- Bố cục, thiết kế văn bản phải rõ ràng, dễ theo dõi.
- Nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu và phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản gì?
Theo khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
-Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp theo hợp đồng;
- Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp, các thành phần cấu thành giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
- Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
- Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?