Trong hoạt động khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình là gì? Kết quả khảo sát địa hình có cần lập thành báo cáo?
Trong hoạt động khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình là gì?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định khái niệm "Khảo sát địa hình" là gì.
Trên thực tế, khảo sát địa hình trong xây dựng có thể hiểu là quá trình đo đạc và phân tích các yếu tố địa hình tại khu vực dự kiến xây dựng để thu thập các thông tin cần thiết về bề mặt đất. Kết quả khảo sát địa hình sẽ được sử dụng để phục vụ thiết kế, quy hoạch và thi công các công trình xây dựng một cách an toàn và hiệu quả.
(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Điều 73 Luật Xây dựng 2014 thì khảo sát địa hình là một loại hình khảo sát xây dựng.
Trong hoạt động khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình là gì? Kết quả khảo sát địa hình có cần lập thành báo cáo? (Hình từ Internet)
Kết quả khảo sát địa hình trong xây dựng có cần lập thành báo cáo không?
Căn cứ quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng
1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
3. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
4. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
5. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Như vậy, theo quy định trên, kết quả khảo sát địa hình trong xây dựng phải được lập thành báo cáo và bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
Theo đó, nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát phải có:
- Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
- Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.
- Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.
(Điều 75 Luật Xây dựng 2014)
Trong khảo sát xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát xây dựng có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng và nhà thầu khảo sát xây dựng được quy định tại Điều 76 và Điều 77 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
(1) Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng (Điều 76 Luật Xây dựng 2014)
- Chủ đầu tư có các quyền sau:
+ Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
+ Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
+ Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
+ Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
+ Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
+ Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
+ Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
(2) Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng (Điều 77 Luật Xây dựng 2014)
- Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
+ Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?