Trong hoạt động bay việc sử dụng đơn vị đo lường cần phải đảm bảo yêu cầu như thế nào? Việc chuyển đổi đơn vị đo lường ra sao?
Trong hoạt động bay việc sử dụng đơn vị đo lường cần phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 233 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu về việc sử dụng đơn vị đo lường trong hoạt động bay
Việc sử dụng đơn vị đo lường trong khai thác hoạt động bay HKDD phải:
1. Tuân thủ theo Luật đo lường năm 2011 và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường, quy định tại Phụ ước 5 của ICAO về đơn vị đo lường sử dụng trong khai thác hoạt động bay.
2. Tương thích với việc sử dụng đơn vị đo lường của HKDD quốc tế và các nước trong khu vực, tránh phải chuyển đổi đơn vị đo lường liên quan đến tính năng kỹ thuật của tàu bay, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay và công tác phối hợp quản lý, cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Theo đó, việc sử dụng đơn vị đo lường trong khai thác hoạt động bay HKDD phải:
- Tuân thủ theo Luật đo lường năm 2011 và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường, quy định tại Phụ ước 5 của ICAO về đơn vị đo lường sử dụng trong khai thác hoạt động bay.
- Tương thích với việc sử dụng đơn vị đo lường của HKDD quốc tế và các nước trong khu vực, tránh phải chuyển đổi đơn vị đo lường liên quan đến tính năng kỹ thuật của tàu bay, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay và công tác phối hợp quản lý, cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Luật Đo lường 2011 như sau:
Sử dụng đơn vị đo
1. Đơn vị đo pháp định phải được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành;
b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;
c) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;
d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
đ) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.
2. Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang đơn vị đo pháp định.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, có thể thấy rằng yêu cầu về việc sử dụng đơn vị đo lường trong hoạt động bay phải đảm bảo được các yêu cầu nêu trên.
Tàu bay (Hình từ Internet)
Trong khai thác hoạt động hàng không dân dụng thì việc chuyển đổi đơn vị đo lường ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 234 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Chuyển đổi đơn vị đo lường trong khai thác hoạt động HKDD
Việc chuyển đổi đơn vị đo lường trong khai thác hoạt động bay HKDD thực hiện theo quy định chi tiết tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc chuyển đổi đơn vị đo lường trong khai thác hoạt động bay HKDD thực hiện theo quy định chi tiết tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này vui lòng xem thêm: Tại đây.
Phân loại đơn vị đo lường áp dụng trong khai thác hoạt động hàng không dân dụng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Đo lường 2011 như sau:
Phân loại đơn vị đo
1. Đơn vị đo bao gồm đơn vị đo pháp định và đơn vị đo khác.
2. Đơn vị đo pháp định bao gồm:
a) Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
b) Các đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
c) Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;
đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp các đơn vị đo quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.
3. Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế bao gồm:
a) Đơn vị đo độ dài là mét, ký hiệu là m;
b) Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, ký hiệu là kg;
c) Đơn vị đo thời gian là giây, ký hiệu là s;
d) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, ký hiệu là A;
đ) Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học là kenvin, ký hiệu là K;
e) Đơn vị đo lượng chất là mol, ký hiệu là mol;
g) Đơn vị đo cường độ sáng là candela, ký hiệu là cd.
4. Chính phủ quy định chi tiết đơn vị đo pháp định.
5. Đơn vị đo khác bao gồm đơn vị đo cổ truyền và đơn vị đo không quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, có thể thấy rằng phân loại đơn vị đo lường áp dụng trong khai thác hoạt động hàng không dân dụng sẽ phải tuân thủ theo quy định tại Luật Đo lường nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?