Trong hạ tầng đường thủy nội địa thì trên đường thuỷ nội địa có những báo hiệu nào? Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được bảo vệ ra sao?
Trong hạ tầng đường thủy nội địa thì trên đường thuỷ nội địa có những báo hiệu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:
Báo hiệu đường thuỷ nội địa
1. Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
2. Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
3. Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
4. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
Như vậy, đường thuỷ nội địa có những báo hiệu như sau:
- Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
- Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:
+ Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
+ Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
+ Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
Đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Trong hạ tầng đường thủy nội địa thì quy định về cảng thủy nội địa ra sao?
Căn cứ Điều 13 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, khoản 4 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Cảng, bến thủy nội địa
1. Cảng thủy nội địa được quy định như sau:
a) Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.
Vùng đất cảng được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác.
Vùng nước cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão;
b) Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.
2. Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng.
3. Việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy mô và phạm vi ảnh hưởng của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của mình, quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của cảng thủy nội địa và tiêu chuẩn của bến thủy nội địa.
Như vậy, cảng thủy nội địa sẽ được hiểu như sau:
- Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.
Vùng đất cảng được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác.
Vùng nước cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão;
- Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.
Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được bảo vệ ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:
Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
...
2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa địa bao gồm công trình và hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Như vậy, công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được bảo vệ trong phạm vi bao gồm công trình và hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?