Trong giao dịch dân sự, tài sản bảo đảm có thể là phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không?
- Tài sản bảo đảm có thể là phần vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh không?
- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là phần vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh được quy định như thế nào?
- Bên nhận bảo đảm có được quyền yêu cầu công chứng hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là phần vốn góp của thành viên hợp danh không?
Tài sản bảo đảm có thể là phần vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh không?
Tài sản bảo đảm có thể là phần vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh không? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
1. Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.
Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
...
Chiếu theo quy định này, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp hiện hành, do đó sẽ áp dụng Luật Doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm (nếu có).
Đồng thời căn cứ điểm e khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên góp vốn như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:
e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
...
Theo đó, thành viên góp vốn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp tài sản (bao gồm tài sản là phấn vốn góp của thành viên góp vốn) là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, thành viên góp vốn có thể sử dụng phần vốn góp của mình trong công ty hợp danh làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch dân sự.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, phần vốn góp của anh N trong công ty hợp danh có thể làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và anh N có thể dùng phần vốn góp đó để thế chấp trong hợp đồng cho vay tiền giữa anh N và bạn.
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm là phần vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo quy định này, tài sản là phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ được xử lý theo những phương thức sau:
Trường hợp 01:
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản, thì tài sản bảo đảm có thể được xử lý bằng những cách sau:
(1) Bán đấu giá tài sản bảo đảm;
(2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm;
(3) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
(4) Phương thức khác theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp 02:
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Bên nhận bảo đảm có được quyền yêu cầu công chứng hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là phần vốn góp của thành viên hợp danh không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Theo quy định trên, bên nhận bảo đảm được quyền yêu cầu công chứng hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là phần vốn góp của thành viên hợp danh.
Đồng thời, hợp đồng bảo đảm sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?