Trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng bồi thường được sử dụng để làm gì?
- Trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng bồi thường được sử dụng để làm gì?
- Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng bồi thường trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có bao gồm dự kiến phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ không?
Trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng bồi thường được sử dụng để làm gì?
Theo căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
...
Như vậy, trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng bồi thường được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
Trong dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ thì dự phòng bồi thường được sử dụng để làm gì? (hình từ internet).
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng bồi thường trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ được quy định như thế nào?
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
2. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
3. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
Như vậy, phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng bồi thường trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có bao gồm dự kiến phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ không?
Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
4. Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán;
5. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này của các tổ chức, cá nhân đó;
6. Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Chính phủ quy định tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có bao gồm dự kiến phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?