Trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn được quy định thế nào?
- Trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn được quy định thế nào?
- Phương tiện thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa bao gồm những loại nào?
- Định mức tiêu hao nhiêu liệu trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là gì?
Trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thì mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn được quy định thế nào?
Về vấn đề của anh, tại tiểu mục 5 Mục V Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy cho phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGTVT có quy định về mức phí duy tu, bảo dưỡng tàu tuần tra, xuồng cứu hộ cứu nạn như sau:
Định mức các hao phí ca máy
...
5. Định mức sửa chữa: là mức chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy trong một năm sử dụng. Định mức sửa chữa được tính bằng tỷ lệ %/năm.
- Đối với tàu công tác trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
+ Tàu công tác có công suất < 23CV được tính bằng 7,2%/năm.
+ Tàu công tác có công suất ≥ 23CV đến < 30CV được tính bằng 5,2%/năm.
+ Tàu công tác có công suất ≥ 30CV đến < 150CV được tính bằng 5%/năm.
+ Tàu công tác có công suất ≥ 150CV đến < 190CV được tính bằng 4,2%/năm.
+ Tàu công tác có công suất ≥ 190CV được tính bằng 3,8%/năm.
- Đối với xuồng (ca nô) cao tốc trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
+ Xuồng (ca nô) cao tốc có công suất < 115CV được tính bằng 5,4%/năm.
+ Xuồng (ca nô) cao tốc có công suất ≥ 115CV đến < 200CV được tính bằng 4,6%/năm.
+ Xuồng (ca nô) cao tốc có công suất ≥ 200CV được tính bằng 4,2%/năm.
Công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Phương tiện thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa bao gồm những loại nào?
Về các loại phương tiện thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa theo tiểu mục 1 Mục V Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy cho phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGTVT bao gồm:
- Tàu công tác là phương tiện thủy nội địa chuyên dùng có gắn cẩu thực hiện kiểm tra tuyến, công tác bảo dưỡng báo hiệu, tìm kiếm cứu nạn, điều tiết, chống va trôi …;
- Xuồng (ca nô) cao tốc thực hiện kiểm tra tuyến, công tác tìm kiếm cứu nạn, điều tiết, chống va trôi...;
Định mức các hao phí ca máy cho các phương tiện thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa được xây dựng trên cơ sở:
- Tình trạng kỹ thuật của các phương tiện thủy, máy phát điện;
- Các quy trình thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;
- Chức năng, nhiệm vụ của các phương tiện, thiết bị hiện đang sử dụng;
- Tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo;
- Chủng loại phương tiện, công suất máy;
- Loại nhiên liệu sử dụng;
- Đặc thù các công việc và các khu vực hoạt động trong quản lý, bảo trì đường thủy của phương tiện;
- Kết quả khảo sát, kiểm tra thực tế;
- Các định mức và quy định hiện hành của Nhà nước.
Định mức tiêu hao nhiêu liệu trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục V Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy cho phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGTVT có quy định:
Định mức các hao phí ca máy
...
2. Định mức tiêu hao nhiêu liệu
Định mức tiêu hao nhiên liệu chi tiết chỉ xây dựng cho một số loại phương tiện phổ biến, có tần suất hoạt động cao và hiện đang được sử dụng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
a) Định mức tiêu hao nhiên liệu là lượng nhiên liệu tiêu hao tính theo phút hoặc giờ nổ máy và cự ly tác nghiệp (km) của phương tiện tính cho một lần thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Định mức tiêu hao nhiên liệu bao gồm tiêu hao nhiên liệu chính và nhiên liệu phụ.
Tiêu hao nhiên liệu chính của phương tiện được xác định cho các chế độ hoạt động và được điều chỉnh theo thời gian hoạt động của phương tiện.
Thời gian làm việc của phương tiện trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trong một ca là 8 giờ và mức tiêu hao nhiên liệu trong một ca được tính 7 giờ (tương ứng hệ số 0,875).
Tiêu hao nhiên liệu phụ được tính theo tỷ lệ % của tiêu hao nhiên liệu chính (nhiên liệu phụ bao gồm: dầu bôi trơn được bổ sung trong quá trình hoạt động và dầu bôi trơn thay thế định kỳ của phương tiện).
b) Vận tốc khai thác trung bình của phương tiện: là vận tốc khai thác của phương tiện thủy được xác định trong điều kiện tải trung bình, tại chế độ hoạt động 85% công suất định mức (ký hiệu Neđm) và được tính bằng km/giờ.
c) Mức tiêu hao nhiên liệu trong 01 giờ của máy chính phương tiện thủy xác định tại chế độ hoạt động 85% công suất định mức (ký hiệu: Ne) được tính bằng kg/h.
Theo đó, định mức tiêu hao nhiên liệu là lượng nhiên liệu tiêu hao tính theo phút hoặc giờ nổ máy và cự ly tác nghiệp (km) của phương tiện tính cho một lần thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Định mức tiêu hao nhiên liệu bao gồm: tiêu hao nhiên liệu chính và nhiên liệu phụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?