Trong công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư được quy định ra sao?
- Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai là của các cơ quan nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai?
- Quy định về hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trong công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai ra sao?
Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai là của các cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
...
2. Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ:
a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm xác định, tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng;
c) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, về trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai thuộc về:
- Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp
- Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
Trong công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai?
Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và hiệu quả.
Trường hợp vượt quá khả năng cân đối của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp đề xuất nhu cầu, báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bố trí, phân bổ nguồn lực trong phạm vi chức năng, quyền hạn để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý và hỗ trợ các địa phương theo thẩm quyền; trường hợp quá khả năng, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quy định về hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trong công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai ra sao?
Liên quan đến hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư, căn cứ tại Điều 19 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư
1. Căn cứ quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Điều 12 Nghị định này, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp triển khai hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư, đảm bảo kịp thời, an toàn tính mạng cho người dân.
2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và các lực lượng tại chỗ rà soát, xác định số hộ cần di dời khẩn cấp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc xác minh, báo cáo kịp thời Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện về số hộ cần di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ di dời.
3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổng hợp về số hộ cần di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ di dời, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ quy định Luật Đất đai, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền để triển khai thực hiện. Trường hợp vượt quá khả năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.
4. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu các huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ quy định Luật Đất đai, Luật Trưng mua trưng dụng và các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất, bố trí nơi ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền để hỗ trợ di dời. Trường hợp vượt quá khả năng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời xử lý.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động các nguồn lực hợp pháp và quy định trình tự chi tiết, tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?