Trong công tác cán bộ, dùng xuất thân gia đình để có được vị trí, chức vụ là hành vi chạy chức, chạy quyền đúng không?
- Dùng xuất thân gia đình để có được vị trí, chức vụ là hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ đúng không?
- Có những biện pháp xử lý nào đối với cán bộ dùng xuất thân gia đình để có được vị trí, chức vụ?
- Người đứng đầu tổ chức đảng có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ?
Dùng xuất thân gia đình để có được vị trí, chức vụ là hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ đúng không?
Hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ được quy định tại Điều 4 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 gồm những hành vi sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
- Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.
- Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.
- Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
- Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu, đề cử, chỉ định bản thân.
- Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.
Như vậy, hành vi dùng xuất thân gia đình để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ là một trong các hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.
Dùng xuất thân gia đình để có được vị trí, chức vụ - Hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ (Hình từ Internet)
Có những biện pháp xử lý nào đối với cán bộ dùng xuất thân gia đình để có được vị trí, chức vụ?
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Theo quy định trên, trong công tác cán bộ, cán bộ dùng xuất thân gia đình để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý cụ thể trên.
Nếu hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ của cán bộ, cụ thể là hành vi dùng xuất thân gia đình để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Người đứng đầu tổ chức đảng có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ?
Người đứng đầu tổ chức đảng có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 8 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Thực hiện Điều 7 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 và các nội dung sau:
- Chỉ đạo chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; thực hiện nghiêm Khoản 5, Điều 6 Quy định này. Chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về công tác cán bộ.
- Gương mẫu trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc; giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác.
- Chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ nhân sự và cung cấp cho các thành viên có liên quan theo quy chế làm việc; triệu tập đúng thành phần khi họp bàn về công tác cán bộ; bố trí đủ thời gian; đảm bảo dân chủ trong thảo luận, ghi phiếu biểu quyết, phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm đúng quy định.
- Bảo đảm yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, điều kiện, quy trình giới thiệu, đánh giá, hồ sơ nhân sự. Kết luận và báo cáo với cấp thẩm quyền đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan nội dung thảo luận, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; chịu trách nhiệm về kết luận của mình khi chủ trì hội nghị về công tác cán bộ.
- Người đứng đầu khi có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với những tổ chức đảng không có thường trực cấp ủy) trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ. Đối với người đứng đầu là cán bộ diện Trung ương quản lý phải báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?