Trong cơ sở giáo dục bắt buộc thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp sẽ có thời gian công tác là bao lâu?
Đối với cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp trong cơ sở giáo dục bắt buộc thì thời hạn công tác là bao lâu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-BCA quy định như sau:
Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp
1. Bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp
a) Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp là sĩ quan nghiệp vụ, có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm công tác và khả năng quản lý, giám sát học sinh, trại viên;
b) Việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp theo chế độ luân phiên, mỗi người làm công tác này không quá 02 năm.
2. Trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp
a) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ của người đến thăm gặp quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Lập danh sách học sinh, trại viên được thăm gặp báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc duyệt, ký trước khi giải quyết cho thăm gặp;
c) Quản lý, giám sát học sinh, trại viên từ khi nhận ra đến khi đưa về bàn giao cho cán bộ trực ban trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và ký vào Sổ xuất nhập học sinh, trại viên;
d) Không sử dụng học sinh, trại viên hoặc người khác nhận giấy tờ, làm thủ tục cho thăm gặp;
đ) Đề nghị lãnh đạo đơn vị tăng cường cán bộ để phối hợp giải quyết việc thăm gặp trong trường hợp có nhiều người đến thăm gặp cùng một lúc;
e) Cập nhật đầy đủ thông tin vào Sổ theo dõi thăm gặp;
g) Không gây phiền hà; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà ngoài khu vực Nhà thăm gặp hoặc ngoài nơi được bố trí cho học sinh, trại viên thăm gặp; tự ý nhận, chuyển thư, tiền, quà cho học sinh, trại viên và không được nhận bất cứ thứ gì của người thân học sinh, trại viên hoặc của học sinh, trại viên cho, tặng, biếu;
h) Không cho học sinh, trại viên sử dụng điện thoại của mình để liên lạc với người khác.
Như vậy việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp theo chế độ luân phiên, mỗi người làm công tác này không quá 02 năm.
Và cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm được quy định cụ thể theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-BCA.
Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)
Nhà thăm gặp trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 43/2015/TT-BCA quy định như sau:
Nhà thăm gặp học sinh, trại viên
1. Mỗi trường giáo dưỡng hoặc mỗi phân hiệu trường giáo dưỡng (nếu có phân hiệu) phải có một Nhà thăm gặp học sinh; mỗi cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc mỗi phân khu cơ sở giáo dục bắt buộc (nếu có phân khu) phải có Nhà thăm gặp trại viên được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, đặt ở nơi thuận tiện cho việc thăm gặp, quản lý thăm gặp. Nhà thăm gặp phải trang bị những dụng cụ và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thăm gặp và sinh hoạt của người thân học sinh, trại viên.
2. Nhà thăm gặp phải treo biển “Nhà thăm gặp học sinh”, “Nhà thăm gặp trại viên”, có hòm thư góp ý để người thân, học sinh, trại viên phản ánh, đóng góp ý kiến.
3. Không thu lệ phí theo lượt người thân đến thăm gặp học sinh, trại viên hoặc cho học sinh, trại viên gặp thêm thời gian.
Như vậy nhà thăm trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc:
- Được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, đặt ở nơi thuận tiện cho việc thăm gặp, quản lý thăm gặp;
- Nhà thăm gặp phải trang bị những dụng cụ và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thăm gặp và sinh hoạt của người thân học sinh, trại viên;
- Nhà thăm gặp phải treo biển “Nhà thăm gặp học sinh”, “Nhà thăm gặp trại viên”, có hòm thư góp ý để người thân, học sinh, trại viên phản ánh, đóng góp ý kiến.
Sổ thăm gặp trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được cấp cho trại viên hay người thân của trại viên?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BCA quy định như sau:
Thủ tục thăm gặp học sinh, trại viên
...
3. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp cho học sinh, trại viên hoặc người thân của học sinh, trại viên theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp để lập danh sách người thân của học sinh, trại viên. Danh sách người thân của học sinh, trại viên trong Sổ thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.
Như vậy cơ sở giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp cho trại viên hoặc người thân của trại viên theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp để lập danh sách người thân của học sinh, trại viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?