Trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo tỷ lệ thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành như thế nào?
- Trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo tỷ lệ thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành như thế nào?
- Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì và được quy đổi như thế nào?
- Cấu trúc chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề theo từng ngành, nghề được thiết kế bao gồm những gì?
Trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo tỷ lệ thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
1. Thời gian khóa học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần.
...
c) Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:
...
Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70%.
Như vậy, đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70%.
Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì và được quy đổi như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
...
2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
a) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.
b) Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
c) Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.
d) Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.
đ) Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.
Theo đó, thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
- Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.
- Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
- Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.
- Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.
- Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.
Chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề (Hình từ Internet)
Cấu trúc chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề theo từng ngành, nghề được thiết kế bao gồm những gì?
Tại Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Cấu trúc của chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:
1. Tên ngành, nghề đào tạo;
2. Mã ngành, nghề;
3. Trình độ đào tạo;
4. Đối tượng tuyển sinh;
5. Thời gian đào tạo;
6. Mục tiêu đào tạo;
7. Thời gian khóa học;
8. Khối lượng kiến thức toàn khóa học;
9. Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;
10. Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;
11. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Như vậy, cấu trúc chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề theo từng ngành, nghề được thiết kế bao gồm:
- Tên ngành, nghề đào tạo;
- Mã ngành, nghề;
- Trình độ đào tạo;
- Đối tượng tuyển sinh;
- Thời gian đào tạo;
- Mục tiêu đào tạo;
- Thời gian khóa học;
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học;
- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;
- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?