Trong báo cáo tài chính doanh nghiệp có phải kê khai chi phí phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi thành lập CLB bóng đá chuyên nghiệp doanh nghiệp có phải kê khai chi phí đào tạo và phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam trong báo cáo tài chính hay không? Câu hỏi của anh Q.P.A đến từ Nghệ An.

Doanh nghiệp có phải thành lập CLB bóng đá chuyên nghiệp để thực hiện đào tạo và phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam không?

Căn cứ Điều 49 Luật Thể dục, Thể thao 2006 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao 2018 quy định câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp như sau:

Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
2. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp phải tuân thủ các quy định của liên đoàn thể thao quốc gia và liên đoàn thể thao quốc tế khi tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.

Như vậy, doanh nghiệp phải thành lập CLB bóng đá chuyên nghiệp để thực hiện đào tạo và phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Doanh nghiệp có phải kê khai chi phí phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam của CLB trong báo cáo tài chính hay không?

Bóng đá

Doanh nghiệp có phải kê khai chi phí phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam của CLB trong báo cáo tài chính hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại Điều 47 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 242 - chi phí trả trước như sau:

Tài khoản 242 - Chi phí trả trước
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.
b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
- Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính;
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;
- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.
Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải phải kê khai chi phí đào tạo và phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam của CLB ở nội dung chi phí trả trước trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Việc công khai báo cáo tài chính có được thực hiện trên cả 2 phương thức niêm yết và đăng tải trên trang thông tin điện tử hay không?

Căn cứ tại Điều 32 Luật Kế toán 2015 về hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính như sau:

Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.

Như vậy, việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:

- Phát hành ấn phẩm;

- Thông báo bằng văn bản;

- Niêm yết;

- Đăng tải trên trang thông tin điện tử;

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Hay nói cách khác, doanh nghiệp được công khai báo cáo tài chính trên cả 2 phương thức niêm yết và đăng tải trên trang thông tin điện tử.

Tóm lại, trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí về phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam của CLB thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải phải kê khai chi phí này ở nội dung chi phí trả trước trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Đội tuyển bóng đá
Bóng đá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh sân bóng đá mini trên đất nông nghiệp có được không? Điều kiện về sân bãi như thế nào khi kinh doanh sân bóng đá mini?
Pháp luật
Hộ kinh doanh sân bóng đá mini thì cần đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm những gì?
Pháp luật
Cầu thủ thuộc đội tuyển bóng đá quốc gia được hưởng tiền lương theo ngày thực tế tập huấn, thi đấu là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong báo cáo tài chính doanh nghiệp có phải kê khai chi phí phát triển cầu thủ bóng đá chuẩn bị cho đội tuyển bóng đá Việt Nam hay không?
Pháp luật
Lỗi thô bạo khi thi đấu bóng đá có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hành vi bạo lực trên sân đấu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Báo cáo chính quyền địa phương về đảm bảo an ninh, trật tự khi tổ chức giải bóng đá phong trào như thế nào?
Pháp luật
Điểm phạt đền - Penalty trong các trận thi đấu bóng đá 11 người quốc tế được tổ chức ở Việt Nam xác định như thế nào?
Pháp luật
Có những cách nào để cá nhân kinh doanh sân bóng đá mini? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sân bóng đá được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chất lượng mặt sân cỏ nhân tạo trong các trận thi đấu bóng đá 11 người ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn cầu thủ thuộc đội tuyển bóng đá quốc gia là gì? Người nước ngoài có được tham gia vào đội tuyển quốc gia Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đội tuyển bóng đá
1,187 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đội tuyển bóng đá Bóng đá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đội tuyển bóng đá Xem toàn bộ văn bản về Bóng đá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào