Trọn bộ 10 mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? Tải trọn bộ ở đâu?
- Trọn bộ 10 mẫu các văn bản trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? Tải trọn bộ ở đâu?
- Nhà thầu nước ngoài có phải liên danh với nhà thầu Việt Nam khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam không?
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam là gì?
Trọn bộ 10 mẫu các văn bản trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? Tải trọn bộ ở đâu?
10 mẫu các văn bản trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm các mẫu sau đây:
Mẫu số | Tên mẫu | Tải về |
Mẫu số 01 | Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng (Đối với nhà thầu là tổ chức) | |
Mẫu số 02 | Báo cáo các công việc/dự án đã thực hiện trong 3 năm gần nhất | |
Mẫu số 03 | Giấy ủy quyền | |
Mẫu số 04 | Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng (Đối với nhà thầu là cá nhân) | |
Mẫu số 05 | Quyết định cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài | |
Mẫu số 06 | Quyết định cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho cá nhân | |
Mẫu số 07 | Quyết định điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài | |
Mẫu số 08 | Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng | |
Mẫu số 09 | Báo cáo tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài (Định kỳ và khi hoàn thành công trình) | |
Mẫu số 10 | Thông báo văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài |
>> Tải trọn bộ 10 mẫu các văn bản trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại đây: TẢI VỀ
Trọn bộ 10 mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? Tải trọn bộ ở đâu? (Hình từ Internet)
Nhà thầu nước ngoài có phải liên danh với nhà thầu Việt Nam khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam không?
Căn cứ vào Điều 103 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).
2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam (hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam), trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam là gì?
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam được quy định tại Điều 107 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:
- Yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;
- Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.
(2) Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:
- Lập Văn phòng điều hành tại nơi có dự án sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành.
Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ đầu tư hoặc không lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam.
Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng;
- Đăng ký, hủy mẫu con dấu, nộp lại con dấu khi kết thúc hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép hoạt động xây dựng;
- Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;
- Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động; chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng;
- Thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng;
- Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm:
+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng;
+ Bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm;
+ Các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;
- Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;
- Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng;
- Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập - tái xuất; thanh lý hợp đồng;
Đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?