Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 có những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ? Nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 là gì?
Có bao nhiêu chức danh hỗ trợ pháp lý?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số: V02.01.00
2. Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
3. Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
Theo quy định trên, có 3 chức danh hỗ trợ pháp lý là:
+ Trợ giúp viên pháp lý hạng 1 - Mã số: V02.01.00
+ Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 - Mã số: V02.01.01
+ Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 - Mã số: V02.01.02
Nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 - Mã số: V02.01.02 như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
d) Tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương; tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
...
Như vậy, nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 bao gồm:
+ Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
+ Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
+ Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công.
+ Tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương; tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 - Mã số: V02.01.02 như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
b) Có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý được phân công;
c) Có năng lực hướng dẫn áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý cho luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Theo quy định trên, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 gồm:
+ Có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
+ Có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý được phân công;
+ Có năng lực hướng dẫn áp dụng pháp luật trợ giúp pháp lý cho luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện chung dự xét thăng hạng của trợ giúp viên pháp lý là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 16/2024/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện chung dự xét thăng hạng của trợ giúp viên pháp lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện chung dự xét thăng hạng
1. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử tham dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức).
Như vậy, việc xét thăng hạng của trợ giúp viên pháp lý được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử tham dự.
Trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?