Trình tự và thủ tục quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói
1. Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói. Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng. Nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
2. Chậm nhất là bốn mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản. Văn bản xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Theo đó, trình tự, thủ tục quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói được pháp luật quy định như sau:
Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói.
Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng.
Nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản;
- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản.
Văn bản xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói (Hình từ Internet)
Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói phải có văn bản xác nhận gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản
1. Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản;
đ) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
e) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
...
Như vậy, quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói phải có văn bản xác nhận gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
- Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
- Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản;
- Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
- Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói phải được giao cho ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản
...
2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.
Theo đó, quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
Trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?