7 hành vi bị cấm trong trưng mua, trưng dụng tài sản là gì? Quyết định trưng dụng tài sản có bắt buộc phải lập thành văn bản?
- Những hành vi bị cấm trong trưng mua, trưng dụng tài sản là gì?
- Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
- Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không?
- Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói được thực hiện theo trình tự nào?
Những hành vi bị cấm trong trưng mua, trưng dụng tài sản là gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 có quy định về 7 hành vi bị cấm trong trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:
- Trưng mua, trưng dụng tài sản không đúng đối tượng, điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản để tham ô, tham nhũng, trục lợi hoặc vì mục đích cá nhân khác.
- Trì hoãn, từ chối hoặc chống lại việc thực hiện quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản, quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng.
- Bán, trao đổi, tặng cho và các giao dịch dân sự khác làm thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản đã có quyết định trưng mua.
- Hủy hoại, làm thay đổi hiện trạng của tài sản đã có quyết định trưng mua, trưng dụng.
- Cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng trái với quy định của pháp luật.
7 hành vi bị cấm trong trưng mua, trưng dụng tài sản là gì? Quyết định trưng dụng tài sản có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không? (Hình từ Internet)
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 có quy định về Nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản như sau:
Nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
2. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.
3. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
4. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.
5. Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Theo đó, 5 nguyên tắc trong trưng mua, trưng dụng tài sản bao gồm:
- Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
- Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.
- Việc trưng mua, trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
- Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có bắt buộc phải lập thành văn bản hay không?
Căn cứ Điều 6 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 có quy định có quy định như sau:
Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Quyết định trưng mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.
3. Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành.
Theo đó, về nguyên tắc thì quyết định trưng mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.
Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.
Quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói được thực hiện theo trình tự như sau:
- Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói.
- Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng.
- Nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
- Chậm nhất là bốn mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản. Văn bản xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?