Trình tự thực hiện giải thể trường trung cấp sư phạm được quy định như thế nào và chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Trường trung cấp sư phạm bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
1. Trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng.
...
Theo đó, trường trung cấp sư phạm bị giải thể trong trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
- Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng.
Trường trung cấp sư phạm (Hình từ Internet)
Ai có quyền giải thể trường trung cấp sư phạm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 85 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
...
2. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm thì có thẩm quyền giải thể hoặc cho phép giải thể trường.
...
Theo đó, người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm thì có thẩm quyền giải thể hoặc cho phép giải thể trường.
Giải thể trường trung cấp sư phạm cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Theo khoản 3 Điều 85 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
...
3. Hồ sơ gồm: Công văn của trường đề nghị giải thể nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể).
...
Như vậy, giải thể trường trung cấp sư phạm cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
Công văn của trường đề nghị giải thể nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể).
Trình tự thực hiện giải thể trường trung cấp sư phạm được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 85 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
...
4. Trình tự thực hiện:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định giải thể trường trung cấp, trường cao đẳng. Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của trường.
Như vậy, trình tự thực hiện giải thể trường trung cấp sư phạm được pháp luật quy định như sau:
- Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường;
- Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định giải thể trường trung cấp sư phạm.
Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?