Trình tự thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào? Có bao nhiêu hình thức thu hồi thực phẩm?
Trình tự thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện như thế nào?
Về trình tự thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn có quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT:
- Tiếp nhận yêu cầu thu hồi và xử lý;
- Đánh giá sự cần thiết phải thực hiện việc thu hồi và xử lý;
- Lập kế hoạch thu hồi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) và trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện việc thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Áp dụng biện pháp xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn theo các hình thức quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT;
- Lập báo cáo về kết quả thu hồi, biện pháp xử lý đối với lô hàng giao bị thu hồi và lưu trữ hồ sơ. Trường hợp lô hàng bị thu hồi ảnh hưởng đến các cơ sở trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thần quyền;
- Trường hợp lô hàng bị thu hồi đã phân phối, tiêu thụ trên phạm vi lớn, cần thu hồi nhanh chóng để hạn chế tối đa rủi ro đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng hoặc cơ sở không có khả năng thu hồi, xử lý toàn bộ thực phẩm không bảo đàn an toàn, cơ sở có báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm.
Thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn?
Theo Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định thì hiện nay có 02 hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
- Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực phẩm không bảo đảm an toàn và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT.
- Thu hồi bắt buộc là việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 15 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT, Điều 16 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT và Điều 17 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi thì hình thức xử lý thực hiện thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT quy định về những hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi như sau:
* Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật đế bảo đảm thực phẩm an toàn;
- Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng theo quy định.
* Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.
* Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.
* Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất và các trường hợp khẩn cấp khác.
* Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT, chủ cơ sở tự lựa chọn áp dụng một trong các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.
* Trường hợp thu hồi sản phẩm theo quy định tại Điều 11 Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thu hồi sản phẩm, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản đồng ý với hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi do chủ cơ sở đề xuất.
Trường hợp không đồng ý với hình thức đề xuất của chủ cơ sở, cơ quan ra quyết định thu hồi phải có văn bản nêu rõ lý do không đồng ý và đưa ra hình thức xử lý sau thu hồi để chủ cơ sở áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?