Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
- Hồ sơ thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
Hồ sơ thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
1. Hồ sơ trình thẩm định
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
b) Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
c) Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
d) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
đ) Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
...
Theo đó, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 7 nêu trên.
Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
(Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
...
3. Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
...
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
...
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện cấp huyện tiếp nhận, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi; Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Theo đó, tùy thuộc vào phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan nào thì sẽ tương ứng với các cơ quan tiếp nhận hồ sơ được quy định tại khoản 4 Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?