Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?

Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào? Hồ sơ thực hiện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế gồm những gì?

Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục II thuộc Phụ lục Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BTC năm 2025 quy định Trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế như sau:

(1) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự hoặc kể từ ngày nhận được văn bản từ bỏ phần quyền sở hữu đối với tài sản sở hữu chung quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015, tổ chức hành nghề công chứng nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch.

(2) Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

(3) Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm bản sao hồ sơ, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

(4) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Phòng Tài chính - Kế hoạch, Sở Tài chính theo quy định tại khoản a2, khoản a3 Mục II thuộc Phụ lục Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BTC năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Trường hợp tài sản là di sản không có người thừa kế là bất động sản thì Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được gửi đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh hoặc tổ chức đăng ký đất đai và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?

Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ thực hiện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế gồm những gì?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định hồ sơ thực hiện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế gồm:

- Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản: bản chính.

- Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản, giá trị (nếu có thông tin về giá trị): bản chính.

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có): bản sao.

- Văn bản từ bỏ phần quyền sở hữu đối với tài sản sở hữu chung quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015: bản chính.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với loại tài sản là di sản không có người thừa kế nào?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:

Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có tài sản) quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với:
a) Tài sản là bất động sản vô chủ; di sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
b) Tài sản của các vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản và động sản.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có tài sản) quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với loại tài sản là di sản không có người thừa kế là bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Xác lập quyền sở hữu toàn dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan 2025?
Pháp luật
Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?
Pháp luật
Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan có được xác lập quyền sở hữu toàn dân không?
Pháp luật
Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
Pháp luật
Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?
Pháp luật
Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào? Trình tự, thủ tục xử lý tài sản?
Pháp luật
Tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân được tổ chức đấu giá lần đầu không thành có được giảm giá để bán lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xác lập quyền sở hữu toàn dân
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào