Trình tự, thủ tục cho phép đơn vị đăng kiểm tiếp tục hoạt động lại sau khi khắc phục xong các vi phạm được thực hiện như thế nào?
Đơn vị đăng kiểm là gồm những ai?
Đơn vị đăng kiểm là gồm những ai, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau
Đơn vị đăng kiểm bao gồm chi cục, trung tâm, phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và phòng, ban, trạm đăng kiểm, trung tâm đăng kiểm, công ty đăng kiểm trực thuộc các Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm định; các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới xã hội hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị đăng kiểm bao gồm chi cục, trung tâm, phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và phòng, ban, trạm đăng kiểm, trung tâm đăng kiểm, công ty đăng kiểm trực thuộc các Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm định; các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới xã hội hóa.
Trình tự, thủ tục cho phép đơn vị đăng kiểm tiếp tục hoạt động lại sau khi khắc phục xong các vi phạm được thự hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị đăng kiểm bị cảnh cáo khi nào?
Đơn vị đăng kiểm bị cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau:
Xử lý vi phạm đối với đơn vị đăng kiểm
1. Đơn vị đăng kiểm bị cảnh cáo khi vi phạm một trong các khoản quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Đơn vị đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Khi vi phạm từ hai khoản trở lên trong số các khoản tại Điều 5 của Thông tư này hoặc bị xử lý cảnh cáo từ ba lần trở lên;
b) Khi vi phạm một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó tại Điều 5 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm
1. Tổ chức việc công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị để khách hàng được biết và giám sát thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kiểm định tại đơn vị theo quy định, đúng thẩm quyền được giao.
3. Tổ chức phân công nhiệm vụ kiểm định tại đơn vị phù hợp với năng lực, giấy chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ đăng kiểm.
4. Đảm bảo về nguồn nhân lực phục vụ kiểm định tại đơn vị theo quy định.
5. Đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ kiểm định và bảo hộ lao động theo quy định; duy trì tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định bảo đảm tính chính xác của các kết quả đo và thử nghiệm.
6. Kiểm tra, kiểm soát quá trình và kết quả kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm trong đơn vị đảm bảo đúng quy định.
7. Tổ chức thu phí, lệ phí đúng quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị đăng kiểm bị cảnh cáo khi vi phạm một trong các quy định được nêu tại Điều 5 trên.
Trình tự, thủ tục cho phép đơn vị đăng kiểm tiếp tục hoạt động lại sau khi khắc phục xong các vi phạm được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục cho phép đơn vị đăng kiểm tiếp tục hoạt động lại sau khi khắc phục xong các vi phạm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau:
Trình tự xử lý vi phạm
1. Trình tự, thủ tục, hồ sơ, áp dụng hình thức xử lý vi phạm đình chỉ hoạt động đối với đơn vị đăng kiểm:
a) Văn bản báo cáo của đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền đề nghị xử lý vi phạm kèm theo biên bản thanh tra, kiểm tra;
b) Văn bản đình chỉ hoạt động đối với đơn vị đăng kiểm của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ cho phép đơn vị đăng kiểm được tiếp tục hoạt động trở lại sau khi khắc phục xong các vi phạm:
a) Sau khi khắc phục xong các vi phạm tại văn bản đình chỉ hoạt động nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, đơn vị đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động;
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận văn bản và giao Cơ quan tham mưu nghiệp vụ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tại đơn vị đăng kiểm và lập Biên bản kiểm tra;
c) Kết luận tại Biên bản kiểm tra việc khắc phục vi phạm của đơn vị đăng kiểm do Cơ quan tham mưu nghiệp vụ lập là căn cứ để Cục Đăng kiểm Việt Nam xử lý. Nếu Biên bản kiểm tra kết luận không đạt yêu cầu thì trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra văn bản thông báo để đơn vị đăng kiểm tiếp tục khắc phục và tiến hành kiểm tra lại. Nếu Biên bản kiểm tra kết luận đạt yêu cầu thì trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra văn bản cho phép đơn vị đăng kiểm được tiếp tục hoạt động trở lại.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự, thủ tục cho phép đơn vị đăng kiểm tiếp tục hoạt động lại sau khi khắc phục xong các vi phạm được thực hiện như sau:
- Sau khi khắc phục xong các vi phạm tại văn bản đình chỉ hoạt động vi phạm thì đơn vị đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động;
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận văn bản và giao Cơ quan tham mưu nghiệp vụ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tại đơn vị đăng kiểm và lập Biên bản kiểm tra;
- Kết luận tại Biên bản kiểm tra việc khắc phục vi phạm của đơn vị đăng kiểm do Cơ quan tham mưu nghiệp vụ lập là căn cứ để Cục Đăng kiểm Việt Nam xử lý.
- Nếu Biên bản kiểm tra kết luận không đạt yêu cầu thì trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra văn bản thông báo để đơn vị đăng kiểm tiếp tục khắc phục và tiến hành kiểm tra lại.
- Nếu Biên bản kiểm tra kết luận đạt yêu cầu thì trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Đăng kiểm Việt Nam ra văn bản cho phép đơn vị đăng kiểm được tiếp tục hoạt động trở lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?