Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự thực hiện thế nào? Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã gồm những gì?
Hiểu thế nào về sản phẩm mật mã dân sự?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định:
Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Và cũng theo Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:
- Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
- Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.
Theo đó, có thể hiểu sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự thực hiện thế nào?
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự thực hiện thế nào?
Về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, tại Điều 32 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;
d) Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm;
đ) Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
e) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự có thời hạn 10 năm, hết thời hạn 10 năm doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký lại với Ban Cơ yếu Chính phủ.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 33 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:
Trước khi thực hiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã thì phải xem các trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện như sau: doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Sau khi đáp ứng được yêu cầu trên thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm:
(1) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
(3) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp;
(4) Phương án kỹ thuật, phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng, phương án kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ bổ sung theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 của Luật này trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, ngành, nghề kinh doanh;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?