Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh theo định kỳ mấy năm?
Sản phẩm mật mã dân sự được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì sản phẩm mật mã dân sự được hiểu là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh theo định kỳ mấy năm? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự thì phải đáp ứng điều kiện về nhân sự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự như sau:
Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
...
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin;
b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
d) Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
đ) Có phương án kinh doanh phù hợp.
...
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng.
2. Điều kiện cấp Giấy phép quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng được quy định cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin; cán bộ quản lý, Điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin.
Cụ thể, có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin; cán bộ quản lý, điều hành tốt nghiệp một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin hoặc tốt nghiệp một ngành khác và có chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin.
Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự phải báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh theo định kỳ mấy năm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ mật mã dân sự như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm.
2. Lập, lưu giữ và bảo mật thông tin của khách hàng, tên, loại hình, số lượng và mục đích sử dụng của sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và tổng hợp thông tin khách hàng trước ngày 31 tháng 12.
4. Có các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong vận chuyển và bảo quản sản phẩm mật mã dân sự.
5. Từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
6. Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi có yêu cầu.
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự có trách nhiệm định kỳ hằng năm báo cáo Ban Cơ yếu Chính phủ về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.
Ngoài ra, tổng hợp thông tin khách hàng trước ngày 31 tháng 12.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?