Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thực hiện như thế nào?
- Việc lựa chọn nhà đầu tư PPP trong trường hợp đặc biệt được xem xét trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư gồm những gì?
- Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thực hiện như thế nào?
Việc lựa chọn nhà đầu tư PPP trong trường hợp đặc biệt được xem xét trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệtnhư sau:
Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Theo đó, trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không áp dụng được các hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệtnhư sau:
Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
...
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin cơ bản của dự án;
b) Thuyết minh về điều kiện đặc thù, riêng biệt của dự án;
c) Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm: các bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được đề xuất để bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Theo đó, hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin cơ bản của dự án;
- Thuyết minh về điều kiện đặc thù, riêng biệt của dự án;
- Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bao gồm: các bước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; giải pháp cụ thể để giải quyết được tính đặc thù, riêng biệt của dự án được đề xuất để bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không áp dụng được các hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư hoặc có khả năng áp dụng nhưng ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật PPP, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
2. Trong thời gian tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Căn cứ hồ sơ đề xuất của cơ quan có thẩm quyền và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương về phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Theo quy định trên, trường hợp dự án PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không áp dụng được các hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư hoặc có khả năng áp dụng nhưng ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề xuất áp dụng phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo quy định và trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
Trong thời gian tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Căn cứ hồ sơ đề xuất của cơ quan có thẩm quyền và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương về phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?